Thế giới có thể đối mặt với khủng hoảng lương thực

Các hoạt động môi trường cảnh báo thế giới có thể sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu nếu không bảo vệ đất của hành tinh cho các thế hệ tương lai. Lời cảnh báo trên được đưa ra cùng thời điểm Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra ở Dubai, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), vào năm 2020, gần một phần ba diện tích đất trên trái đất đã bị thoái hóa và cứ 5 giây lại có một diện tích đất có kích thước bằng sân bóng đá bị xói mòn.

Ông Henry Asplin, tình nguyện viên của Save soil cho biết: “Thật không may, một cuộc khủng hoảng suy thoái đất nghiêm trọng đang diễn ra trên toàn cầu. Đất đang chết dần, chất hữu cơ của nó đang cạn kiệt. Vì vậy, điều thực sự cấp thiết là các chính phủ phải ban hành các chính sách để bảo vệ đất cho các thế hệ tương lai. Thế giới cần một chiến dịch toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức về sự màu mỡ của đất".

Thế giới có thể đối mặt với khủng hoảng lương thực

Ông Asplin đang đến thăm một trang trại ở Anh đã làm tăng lượng chất hữu cơ trong đất bằng cách sử dụng các kỹ thuật bền vững mà họ hy vọng sẽ khuyến khích những người khác áp dụng.

Cùng với trái cây và rau quả, trang trại FarmED ở phía Tây Oxford, đang trồng lúa mì bằng hệ thống luân canh cây trồng 8 năm không cần phân bón hay thuốc trừ sâu.

Nhân ngày Đất Thế giới mùng 5 tháng 12, Liên Hợp Quốc sẽ cố gắng đưa đất vào chương trình nghị sự của hội nghị COP28, nhằm nhắc nhở các nhà lãnh đạo về mối liên hệ quý giá giữa sự tồn tại của hành tinh chúng ta và đất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Theo số liệu thống kê mới nhất, tính đến trưa ngày 30/3 theo giờ địa phương, số người chết trong trận động đất tại Myanmar đã lên tới hơn 1.700 người, 3.400 người bị thương và khoảng 300 người mất tích.

Trận động đất lịch sử xảy ra tại Myanmar là do các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu cọ xát vào nhau gây ra một chuyển động được mô tả là "đứt gãy trượt ngang".

Chính quyền Myanmar cùng nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ người dân vượt qua thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.

Chiếc máy bay một động cơ lao xuống khu dân cư vùng ngoại ô Brooklyn Park, Mỹ rồi nổ tung, khả năng không hành khách nào sống sót.

Tính đến sáng 30/3, 25 dư chấn đã được ghi nhận sau trận động đất mạnh xảy ra ở miền Trung Myanmar ngày 28/3, với cường độ cao nhất là 7,5 và thấp nhất là 2,8, theo Cục Khí tượng Thủy văn Myanmar.

Tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN đã khẳng định cam kết hỗ trợ Myanmar và Thái Lan trong công tác cứu trợ và phục hồi sau trận động đất mạnh xảy ra vào cuối tuần qua.