Thị trường thương mại điện tử Việt Nam vượt 25 tỷ USD

Công nghệ ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có kinh tế. Những năm gần đây, thói quen mua sắm trực tuyến cùng cơn sốt livestream, khiến doanh số của các sàn thương mại điện tử Việt Nam tăng vọt.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Năm 2024, thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ. Báo cáo của công ty tư vấn thương mại điện tử YouNet ECI cho biết, tổng giao dịch trên 4 sàn đa ngành lớn nhất gồm Shopee, Lazada, TikTok Shop và Tiki đạt 13,8 tỷ USD, tăng kỷ lục 40% so với 2023.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương ước tính, quy mô thị trường thương mại điện tử năm qua đã vượt 25 tỷ USD, tăng trưởng 20%, cao hơn dự báo 22 tỷ USD của Google, Temasek, Bain & Company trong báo cáo "e-Economy SEA 2024".

Làm nên sự phát triển mạnh mẽ này là cuộc đua quyết liệt của các sàn thương mại điện tử với nhiều trợ giá, ưu đãi. Kế đó, phải kể tới phương thức bán hàng trực tuyến livestream ngày càng nở rộ và mang tính giải trí đã đón xu hướng chuyển dịch thói quen mua sắm hàng ngày của người Việt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Những lo ngại về tăng trưởng kinh tế sau kế hoạch áp thuế của Tổng thống Trump tiếp tục đẩy vàng thế giới lên gần mức cao kỷ lục gần đây. Song song, giá vàng miếng trong nước tăng mạnh.

Doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 1/2025 giảm mạnh, một phần do thời tiết lạnh khiến người dân ở nhà nhiều hơn, làm giảm doanh số tại các đại lý ô tô và hầu hết các cửa hàng khác.

Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp đồ uống của Việt Nam xúc tiến quảng bá; cập nhật các xu hướng thị trường, các mô hình kinh doanh, sản xuất thân thiện môi trường của ngành công nghiệp đồ uống thế giới.

Ngày 18/2, sau khoảng thời gian đầu phiên có phần thận trọng, lực mua nhanh chóng lan rộng trên toàn thị trường. Tới giữa phiên sáng, VN-Index tăng hơn 7 điểm, lên gần mốc 1,280 điểm.

Tính đến hết năm 2023, có 16.292 doanh nghiệp báo lỗ, tăng 21,2%; số doanh nghiệp bị lỗ lũy kế là 18.140 doanh nghiệp, tăng 15%.

Cuộc thăm dò từ Reuters cho thấy lạm phát giá tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản có khả năng tăng mạnh vào tháng 1 so với tháng trước và tăng với tốc độ nhanh nhất trong 17 tháng qua.