Thương mại điện tử xuyên biên giới thúc đẩy xuất khẩu

Tính đến tháng 8/2023, đã có hơn 17 triệu sản phẩm từ Việt Nam được bán ra trên sàn thương mại điện tử Amazon, doanh thu của nhà bán hàng trong năm 2023 tăng trưởng trên 50%.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế với số lượng sản phẩm xuất khẩu và bán ra trên Amazon tăng 300% trong 5 năm qua.

Thương mại điện tử xuyên biên giới là một trong những trụ cột quan trọng được Chính phủ quan tâm để thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong đó, việc tạo môi trường, xây dựng các mối quan hệ hợp tác kinh doanh, nắm bắt quy trình vận hành trên nền tảng số và hiện đại hóa hoạt động thương mại góp phần không nhỏ tạo cơ hội mở rộng thị trường.

Thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới.

Tính đến tháng 8/2023, đã có hơn 17 triệu sản phẩm từ Việt Nam được bán ra trên sàn thương mại điện tử Amazon, doanh thu của nhà bán hàng trong năm 2023 tăng trưởng trên 50%.

Doanh thu của nhà bán hàng trong năm 2023 tăng trưởng trên 50%.

Ông Trịnh Khắc Toàn - Giám đốc khu vực miền Bắc của Amazon Global Selling, cho biết: ''Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng tiếp theo trong chuỗi cung ứng về TMĐT xuyên biên giới của toàn cầu, chúng ta có thể nói đây là thời điểm vàng để phát triển TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam. Lý do là bởi chúng ta có một đội ngũ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất nhanh nhạy trong việc bắt nhịp với TMĐT xuyên biên giới. Chúng ta đón sự dịch chuyển sản xuất từ các quốc gia về Việt Nam để biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất toàn cầu''.

Hơn 17 triệu sản phẩm từ Việt Nam được bán ra trên sàn thương mại điện tử Amazon.

Theo các chuyên gia, thương mại điện tử không chỉ mở ra những cơ hội mới mà còn đặt ra nhiều thách thức. Việc thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, sự phát triển của công nghệ, cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ là những yếu tố mà các doanh nghiệp cần phải thích nghi và đổi mới.

Ông Trần Quý Hiến, Tổng Giám đốc Ecomstone Việt Nam, cho biết: ''Trước đây chúng ta chỉ làm gia công theo đơn hàng nước ngoài, nhưng hiện nay qua Amazon chẳng hạn, chúng ta sẽ bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Thế cho nên việc thiết kế bao bì, nhãn mác… rất quan trọng, thì doanh nghiệp chúng ta đang bị loay hoay trong việc đó. Thứ hai là những rào cản liên quan đến thuế hoặc rào cản kĩ thuật như FDI Hoa Kỳ hoặc một số chứng nhận, chứng chỉ thì hầu hết chúng ta đang thiếu''.

Việt Nam ngày càng hấp dẫn trên thương mại điện tử xuyên biên giới.

Ông Trần Văn Trọng - Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử, nhận định: ''Phần lớn doanh nghiệp của chúng ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Thậm chí chúng ta có nhiều hộ kinh doanh, các hợp tác xã và đây mới là nhóm có nhiều hàng hóa sản phẩm nhất của Việt Nam, sản phẩm đa dạng phong phú.

Tuy nhiên, đặc thù họ là những người chuyên sản xuất nên chưa tiếp cận được các hình thức thương mại kiểu mới như TMĐT hay TMĐT xuyên biên giới, họ bán TMĐT trong nước vẫn còn khó khăn do phần lớn đã quen chỉ sản xuất, là người trung tuổi khó tiếp cận công nghệ, nên điểm yếu lớn nhất của chúng ta bây giờ là nguồn nhân lực''.

Để nâng cao được năng lực cạnh tranh, xây dựng được thương hiệu toàn cầu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số - Bộ Công Thương sẽ đào tạo khoảng 10.000 nhân lực cho các doanh nghiệp về thương mại điện tử xuyên biên giới trong vòng 5 năm tới nhằm nâng cao kỹ năng bán hàng.

Bộ Công Thương đã tiến hành nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các khóa đào tạo, qua đó giúp doanh nghiệp có cơ hội đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường trong nước và quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xây dựng nhân lực bền vững sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc và chi phí tuyển dụng; gia tăng hiệu suất và sự hài lòng trong công việc. Do đó, đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và tôn trọng sự đa dạng.

Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB) mới đây cho thấy doanh thu đạt hơn 7.670 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với quý III năm trước.

Tại Báo cáo tài chính quý 3, doanh thu của Petrolimex giảm trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp vẫn tăng.

Lũy kế 9 tháng của năm 2024, sản lượng điện truyền tải Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã thực hiện đạt 186,2 tỷ kWh, tăng 11,5% so cùng kỳ và bằng 79,63% kế hoạch 2024. Đây là con số vừa được công bố tại Hội nghị người lao động Tổng công ty.

Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh ấn tượng trong quý III/2024. Nổi bật trong số đó là Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư địa ốc NoVa (Novaland - mã chứng khoán: NVL) khi báo lãi kỷ lục gần 3.000 tỷ đồng.

Tính tới nay, trong hơn 600 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý III/2024 thì có tới 120 doanh nghiệp thua lỗ. Điển hình là các doanh nghiệp ở nhóm ngành bất động sản.