Trang văn học nghệ thuật (ngày 17/3/2023)

Là một người con của Hà Nội, được đào tạo chuyên ngành âm nhạc cổ điển Phương Tây nhưng nhạc sỹ Tuấn Phương lại khẩng định tên tuổi của mình với những ca khúc mang âm hưởng dân gian Việt Nam như: "Tình đất"; "Người ơi hãy về" hay là "Biển chiều"; "Anh chỉ có mình em thôi"... những sáng tác của ông rất phong phú về thể loại và chất liệu, nhưng đâu đó trong mỗi tác phẩm vẫn phảng phất hình ảnh làng quê Việt Nam, của đời sống và con người trên các miền quê hương tổ quốc. Các tác phẩm âm nhạc được viết lên từ chính những trải nghiệm cuộc đời của nhạc sỹ Tuấn Phương, tuy bình dị mà sâu lắng.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Là họa sĩ duy nhất của Việt Nam là tiến sĩ chuyên ngành sơn mài tại Trường Đại học Mỹ thuật Tokyo - Nhật Bản, sau nhiều năm học tập và nghiên cứu, trở về nước, tiến sĩ - hoạ sĩ Triệu Khắc Tiến không chỉ tích cực đóng góp sức mình ở lĩnh vực giảng dạy, bản thân anh cũng tràn đầy năng lượng, không ngừng mở rộng biên độ sáng tạo, định hình một phong cách riêng cho mình, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của nghệ thuật sơn mài Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Đối với Triệu Khắc Tiến, sơn mài là đam mê.

Ngay từ nhỏ, được biết đến những nét đẹp đầu tiên của tiếng đàn bầu qua sự giới thiệu của cha mình - người đã định hướng cho NSND Hoàng Anh Tú thấy được cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc của một nhạc cụ dân gian đáng quý của dân tộc. Được đào tạo về đàn bầu trong suốt 15 năm, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, nhưng chính vì sự say mê, tình yêu với cây đàn bầu đã giúp anh kiên định theo đuổi, chinh phục và thành công với dòng nhạc dân tộc này.

Đại tá Đào Tiến được biết đến là người đa tài trong lực lượng Công an nhân dân khi ông vừa vẽ tranh, làm thơ, sáng tác nhạc. Ở bất cứ lĩnh vực nào, ông cũng mang đến sự lạc quan, tình yêu thương với quê hương đất nước. Mỗi tác phẩm của ông là lời tự sự, là câu chuyện cuộc đời, là những trăn trở của ông trong cuộc sống hôm nay.

Xứ Thanh - quê hương của nhà văn Nguyễn Trường luôn tự hào về vùng đất học, vùng đất chữ của mình. Nơi đây đã góp cho nền văn học hiện đại nước nhà 86 nhà văn, hội viên hội nhà văn Việt Nam. Xuất thân từ những thanh niên nghèo nơi ruộng đồng lam lũ, xuất thân từ những chiến sĩ ngoài trận tuyến chống quân thù, xuất thân từ những viên chức nơi quê nhà, người xa quê làm ăn công tác hay người vẫn đang ngày đêm gắn bó với quê hương, những nhà văn xứ Thanh đều cần mẫn cuốc cày trên cánh đồng văn chương để làm nên những áng văn chương lấp lánh cho đời.

Nhắc đến NSND Ngọc Bích, người ta nhớ đến ngay một biên đạo múa đầy nhiệt huyết và đam mê cháy bỏng với nghề nghiệp. Một biên đạo nữ nhưng cá tính mạnh mẽ, năng động và luôn tìm tòi sáng tạo. Cả tuổi thanh xuân, NSND Ngọc Bích đã gắn bó với Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam và cả cuộc đời nghệ sĩ Ngọc Bích đã dành trọn cho nghệ thuật múa, tạo nên dấu ấn cho riêng mình bởi những vai diễn cùng những tác phẩm múa đặc sắc.

Họa sĩ Ngô Xuân Bính là cái tên không còn xa lạ trong giới sáng tạo nghệ thuật. Nhiều người gọi ông là 'kỳ nhân' bởi không chỉ tinh thông thơ, ca, nhạc, họa mà ông còn là một võ sư, một người thầy thuốc nổi tiếng. Dù sống xa quê hương nhiều năm, nhưng trong tâm trí của ông luôn nặng lòng với quê hương, đất nước, mong muốn đóng góp thật nhiều cho sự phát triển chung của nền mỹ thuật nước nhà.