Vụ 'Chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2: Triệu tập 17 bị cáo
17 bị cáo này gồm: Trần Tùng (sinh năm 1978, nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên), Trần Thị Quyên (sinh năm 1986, Giám đốc Công ty Sen Vàng Đất Việt), Lê Thị Phượng (sinh năm 1969, nguyên Chuyên viên Phòng Khoa giáo Văn xã, Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương), Nguyễn Văn Văn (sinh năm 1965, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam), Lê Ngọc Tường (sinh năm 1979, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam), Nguyễn Mạnh Trường (sinh năm 1980, nguyên Chuyên viên Phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải), Vũ Hồng Quang (sinh năm 1977, nguyên Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải), Trần Thanh Nhã (sinh năm 1991, trú tại phường 3, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh), Vũ Hoàng Dũng (sinh năm 1987, trú tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội), Nguyễn Mạnh Cương (sinh năm 1977, Trưởng phòng Thương mại Điện tử Công ty Cổ phần thương mại hàng không Vietjet), Đặng Nhật Đức (sinh năm 1975, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Top Agent Japan), Bùi Đăng Khoa (sinh năm 1984, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Du ngoạn thế giới), Trương Thị Mỹ Dung (sinh năm 1972, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại Dịch vụ Du lịch Ánh Sao Thiên), Phạm Quốc Thắng (sinh năm 1977, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn PNR), Trần Thị Ngân (sinh năm 1984, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Ana Travel), Trần Minh Phụng (sinh năm 1970, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ du lịch và Xây dựng Gia Huy), Nguyễn Xuân Thông (sinh năm 1975, cựu cán bộ Công an).
Trong đó, bị cáo Trần Tùng bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về 2 tội: "Nhận hối lộ" (theo quy định tại Điều 354, khoản 4 – Bộ luật Hình sự) và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (theo quy định tại Điều 356, khoản 3 – Bộ luật Hình sự).
Năm bị cáo: Trần Thị Quyên, Lê Thị Phượng, Nguyễn Văn Văn, Lê Ngọc Tường, Nguyễn Mạnh Trường bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354 – Bộ luật Hình sự.
10 bị cáo gồm: Vũ Hồng Quang, Trần Thanh Nhã, Vũ Hoàng Dũng, Nguyễn Mạnh Cương, Đặng Nhật Đức, Bùi Đăng Khoa, Trương Thị Mỹ Dung, Phạm Quốc Thắng, Trần Thị Ngân, Trần Minh Phụng bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” theo quy định tại Điều 364 – Bộ luật Hình sự.
Riêng bị cáo Nguyễn Xuân Thông bị truy tố về tội “Che giấu tội phạm” theo quy định tại Điều 389, khoản 1 - Bộ luật Hình sự.
Trong số 17 bị cáo, có 13 bị cáo tại ngoại, 4 bị cáo bị tạm giam. Có khoảng 20 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo.
Để chuẩn bị cho phiên tòa này, Hội đồng xét xử đã triệu tập 53 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới phiên xử. Đặc biệt, có 7 bị cáo tại giai đoạn 1 được triệu tập tới phiên tòa với tư cách là người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hiện đang cải tạo tại các trại giam.
Theo cáo trạng, khi dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng chống dịch. Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của một số bộ, ngành, địa phương thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay, cho chủ trương cách ly. Lợi dụng chủ trương của Đảng, Nhà nước và chức vụ quyền hạn được giao, một số cá nhân tại UBND các tỉnh, thành phố đã thỏa thuận đưa, nhận hối lộ, làm trái công vụ để tham mưu, đề xuất chấp thuận chủ trương cho các doanh nghiệp đưa công dân về nước cách ly y tế tại địa phương.
Các bị cáo đã trực tiếp hoặc qua trung gian móc nối, thỏa thuận với cán bộ thuộc Bộ Y tế đưa, nhận hối lộ với số tiền lớn để có văn bản chấp thuật, xét duyệt cho công dân (khách lẻ) về trên các chuyến bay đơn lẻ. Ngoài ra, có bị cáo lợi dụng vị trí công tác hướng dẫn, xúi giục người liên quan khai báo gian dối, che giấu tội phạm, gây cản trở việc điều tra, làm rõ tội phạm của cơ quan chức năng.
Theo kế hoạch, sáng mai 24/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ án 'Chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2.
Ngày 23/12, Sở GTVT Hà Nội chỉ đạo đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy phục vụ Lễ hội Chùa Hương năm 2025.
Sáng 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Khoảng 17h50 ngày 23/12, trên đường Vành đai 3 trên cao, gần nút giao thông Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội, đã xảy ra vụ cháy ô tô nghiêm trọng.
Diện mạo của quận Hoàn Kiếm cần phải được chỉnh trang, đây là mục tiêu mà địa phương này phấn đấu khi triển khai Chương trình 03 của Thành uỷ Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025".
Bão số 10 (bão Pabuk) sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau đó đổi hướng Tây Tây Nam và hướng về khu vực các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
0