Xuân Bắc - Xỏ chưa hay nên chịu đền chỉ trích?

Một bài viết đầu năm trên trang Facebook cá nhân của nghệ sĩ hài Xuân Bắc đã gây ra nhiều tiếng vang ngoài mong muốn. Và thực tế nó đang để lại rất nhiều vọng âm trong xã hội, vì liên quan đến một chương trình thu hút được nhiều người là Táo Quân (Gặp nhau cuối năm) của VTV.

Táo Quân ra đời như một sự phản biện xã hội, với mô típ ưa thích của văn hóa Việt là những trò trêu chọc tiểu xảo của Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, thậm chí từ những truyện tiếu lâm rất phản cảm, phản giáo dục kiểu như cách Trạng Quỳnh trồng rau cải dâng chúa. Vậy nên, theo một cách phù hợp với đặc điểm tâm lý nhiều người (nhất là miền Bắc), nó nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của người dân và giúp các diễn viên tham gia chương trình này có được sự nghiệp thành công trong nghề diễn.

 

 

Nhiều ý kiến trên báo chí và mạng xã hội mấy năm trở lại đây hay chê trách chương trình Táo quân, với những ý kiến như: nhảm, nhạt, vô duyên. Tuy nhiên số lượng người xem vẫn rất lớn - bằng chứng là gần như ai cũng có ý kiến, và đó cũng là một yếu tố đánh giá sự thành công và chất lượng của chương trình. Những người làm chương trình này có thể sẽ nói rằng nếu bạn vẫn xem Táo Quân chúng tôi thì đương nhiên nó phải có chất lượng tương đối ổn, không thì bạn có thể dễ dàng chuyển qua kênh khác.

Cần phân biệt chương trình giải trí với tác phẩm nghệ thuật chân chính, đối tượng của chúng rất khác nhau, một vị nhân sinh và một vị nghệ thuật. Không thể đòi hỏi chương trình tạp kỹ như Táo Quân lại có chất lượng nghệ thuật cao như vở ballet Hồ Thiên Nga chẳng hạn.

Như vậy, nếu chỉ xét trên góc độ số lượng khán giả thì Táo Quân vẫn là một chương trình thành công, một thương hiệu thành công. Ngay cả việc nó bị chê rất nhiều cũng là một thành công. Sự đa dạng ý kiến về một tác phẩm luôn nói lên được tính hấp dẫn của nó, và đôi khi ý kiến về nó lại nói về người phê bình nhiều hơn là về chính nó.

Oscar Wilde có câu: Chỉ có một điều tệ hơn bị nói đến và đó là không được nói đến.

Xét trên quan điểm Oscar Wilde thì những người làm Táo Quân nên vui mừng thì đúng hơn.

 

20 năm tuổi đời của Táo Quân vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của nó. Mạnh vì nó đã là một thương hiệu trị giá hàng triệu đô la, một sự đảm bảo cho các nhãn hàng về số lượng người xem quảng cáo, một món ăn tinh thần không thể bỏ qua của hàng chục triệu người, chẳng kém gì bánh chưng, gà luộc, canh măng,… và những món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt. Yếu vì nó dễ đoán trước, vì nó quá quen thuộc - từ diễn viên đến kịch bản, vì nó đen tối, hầu như không nhắc đến những thành tựu, những bước tiến của xã hội, những tấm gương người tốt việc tốt, mà chỉ nhằm đến thói hư tật xấu của quan chức và thậm chí cả những hiện tượng nhỏ nhặt, không điển hình. Chất Trung Hoa trong kịch bản vẫn còn quá rõ, từ trang phục đến văn hóa, ít thấy được những nét văn hóa thuần Việt ở một chương trình đúng vào giờ kim cương trên sóng truyền hình như vậy.

Xét ở góc độ mà dư luận xã hội đang cho rằng: nghệ sỹ Xuân Bắc ví von chương trình Táo Quân với món bánh chưng, thì nếu đúng anh ấy có ý vậy cũng không sai: Cả hai đều béo, ngấy, ít người thích ăn, nhưng đều không thể thiếu trên mâm cỗ Tết; và dẫu thế nào đi nữa, không có bánh chưng hay không có Táo Quân thì Tết cũng mất đi rất nhiều hương vị. Dù chỉ gắp một miếng nhỏ bánh chưng để chê nó quá béo, quá nhiều đỗ, hay chỉ xem Táo Quân để bình phẩm nghệ sỹ, thì rốt cuộc cả hai món này đều đang là phần không thể thiếu của một cái Tết Việt hiện nay.

Thời điểm giao thừa rất cần một chương trình tạp kỹ, hài hước, nhiều màu sắc và tiếng cười để mọi người tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến. Không có Táo Quân thì cũng phải có một chương trình gì đó tương tự. Như ở Nga, đài truyền hình hay tổ chức dạ tiệc tất niên với rất nhiều nghệ sĩ lớn, nhưng ở VN không dễ làm như vậy, vì nhiều nghệ sĩ còn lo đi chạy show đêm giao thừa, hoặc còn phải ở bên gia đình riêng, không phải ai cũng chịu dành thời gian cho một chương trình trực tiếp xuyên đêm giao thừa cho công chúng.

Vậy nên Táo Quân có thể sẽ còn tiếp tục trong những năm sắp tới vì cả lý do thương mại và nghệ thuật, vấn đề chỉ là cách làm. Nên thay đổi kịch bản, thay đổi nghệ sỹ, đạo diễn hay không? Đó là câu hỏi lớn. Từ góc độ người làm, chẳng có lý do gì để thay đổi một cái đang tốt, đang kiếm được tiền, cũng như chẳng có lý do gì để thay thịt trâu cho thịt lợn trong nhân bánh chưng. Và còn khó hơn rất nhiều là trong chằng chịt các mối quan hệ, VTV và ê kíp Táo quân không hề dễ dàng châm trích trên dưới một cách thoải mái, đúng theo kỳ vọng của những khán giả vốn mong muốn và đòi hỏi rất nhiều. 

Với kinh nghiệm nhiều năm đóng thành công vai “Nam Tào”, một dạng Trạng trên sân khấu, nghệ sĩ Xuân Bắc đã biên một status được cho là “ẩn dụ” theo phong cách Trạng Quỳnh trên trang Facebook cá nhân của mình, với những ví von về mẹ con, bánh chưng ngày tết,… Nói cho cùng thì cũng chẳng có dòng chữ nào trong bài của Xuân Bắc lăng mạ trực tiếp khán giả, nhưng bài viết ấy lập tức khiến nhiều người đẩy lên thành những cơn sóng phẫn nộ, thậm chí là quy chụp trên rất nhiều tờ báo lớn và các diễn đàn mạng. Họ, thậm chí đã bỏ qua status rất trọng thị khán giả khi nhận lời chê chương trình mà Xuân Bắc đã đăng trước đó.

Nói theo kiểu miền Nam thì lần này Xuân Bắc bị tổ trác. Chính vai diễn anh đóng và được yêu thích nhiều năm đã quay lại làm khổ anh. 

Nhiều người yêu quý các vai diễn Táo Quân giống như họ yêu Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, vì họ được nghe các nhân vật ấy “chửi” thay mình - một tâm thế khá phổ biến ở người Việt. Sự xéo sắc, ngoa ngoắt, cạnh khóe, “chửi đổng giữa làng” của các nghệ sĩ hài ấy làm mát lòng mát dạ người ta và làm họ cảm thấy mình được giải quyết vấn đề tinh thần bằng việc đã được ‘ gãi đúng chỗ ngứa” mà tự mình thì chẳng thể gãi được. Và nhiều ngày sau, trong các cuộc đông người, họ vẫn chưa hết hả hê để bàn tán rằng “Táo quân đã chửi thế này, Táo quân đã chửi thế kia…”

Vậy nên, nếu như một năm nào đó chương trình có vẻ  “chửi” bớt đi thì họ sẽ đầy thất vọng khi thấy một nhân vật dường như bớt chỉ trích đi, trở nên lạc quan hơn, và thậm chí lại còn nhìn nhận họ với vị trí bề trên, như mẹ nhìn con, tức là không còn đứng ở cùng góc nhìn, cùng tầng lớp, cùng vị thế của họ nữa. Và không cần biết là status Xuân Bắc đăng có là chuyện thật hay không - nó được đem ra để khán giả chỉ trích, trút giận cùng những bình luận công kích cả chương trình.  Ê-kíp làm chương trình đã phải gánh chịu sự phản ứng gay gắt có phần vô lý của một đám đông không được thỏa mãn và cảm thấy bị phản bội.

Thực tế thì, nói thế nào đi nữa, xã hội chúng ta vẫn đang tiến lên, đời sống người dân thay đổi rõ rệt, công cuộc chống tham nhũng đã và đang đem lại những kết quả lớn, khiến cho người dân thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Chương trình Táo Quân không thể cứ đứng mãi ở vị trí chỉ trích, cạnh khóe và bôi đen xã hội, thỏa mãn tâm thế bất mãn của một bộ phận khán giả nhất định. Không ít người làm văn hóa còn cho rằng một số chi tiết của Táo Quân không tốt cho tâm lý xã hội và đem lại tâm thế bi quan trước thềm năm mới.

Cũng như nhiều chuyện ồn ào khác trên mạng, rồi những vọng âm từ facebook của Xuân Bắc cũng sẽ sớm tắt dần theo thời gian và bị những ồn ào sắp đến dập tắt hẳn. Cũng không đến mức khắt khe hoặc suy diễn, quy chụp cho những phát ngôn của một nghệ sỹ hài như Xuân Bắc. Mọi người cũng đừng kỳ vọng quá nhiều vào những tiết mục hài, nó đem lại tiếng cười, mua vui cho chúng ta một vài trống canh, và thế cũng đã là quá đủ. 

Quan trọng hơn, xã hội đang thay đổi và phát triển, chính chúng ta cũng cần điều chỉnh bớt tâm lý thích chỉ trích, thích xỏ xiên, cạnh khóe – điều đã góp phần làm nên thành công của Táo quân hai chục năm qua. Những tiếng cười vui từ màn hình TV đêm giao thừa không nhất thiết chỉ đến từ sự xỏ xiên, xéo sắc! 

 

Tác giả: THIÊN LƯƠNG

Đồ họa: Thanh Nga

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình "Khúc quân hành vang mãi non sông" do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra vào tối 22/12 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Đây là một sự kiện nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Chiều 22/12, buổi tổng duyệt cho chương trình “Khúc quân hành vang mãi non sông” đã diễn ra tại sân Đoan môn – Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.

Chương trình nghệ thuật "Dòng thời gian" số 10 với chủ đề “Bản tình ca người lính” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức như một lời tri ân gửi tới những người lính Bộ đội Cụ Hồ nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Để chuẩn bị cho sự thăng hoa của đêm nhạc, các nghệ sĩ đã hào hứng tham gia buổi tổng duyệt. Chương trình sẽ được được truyền hình trực tiếp lúc 20h tối nay trên các hạ tầng của Đài Hà Nội.

Trong đĩa than “Như gió heo may”, các bài hát được sắp xếp nhằm diễn tả hành trình của người nghệ sĩ, ít nhiều gắn với những trải nghiệm thực tế của chính ca sĩ Tuấn Hiệp.

Sau khi công bố dàn diễn viên “vừa lạ, vừa quen” cho dự án Tết “Bộ tứ báo thủ”, ngày 20/12, đạo diễn Trấn Thành đã tổ chức buổi showcase để giới trailer chính thức của bộ phim.

Bộ phim ‘Hà Nội trong mắt em’ đang nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Bên cạnh những diễn viên trẻ đảm nhận vai chính như: Quỳnh Kool, Huỳnh Anh, B Trần... nhân vật mẹ chồng do diễn viên Thanh Tú thủ vai khiến khán giả vô cùng ấn tượng.