Bằng tốt nghiệp THPT Việt Nam được quốc tế công nhận | Hà Nội tin mỗi chiều

Với bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh Việt Nam được nhiều trường đại học nước ngoài xét tuyển thẳng và có cơ hội nhận học bổng đến toàn phần.

Những năm trước đây, trong khi số lượng văn bằng của nước ngoài cấp được Việt Nam công nhận ngày càng tăng thì ở chiều ngược lại, văn bằng do các cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp được các quốc gia trong khu vực và trên thế giới công nhận còn rất ít. Đây trở thành một rào cản không nhỏ cho người Việt khi muốn tiếp cận với môi trường giáo dục quốc tế.

Hoạt động du học của học sinh Việt Nam đã bắt đầu từ khoảng cuối những năm 1990 và bùng nổ từ 2006 trở đi. Trong khoảng thời gian đó, theo các chuyên gia, bằng cấp của Việt Nam hầu như chưa được xem trọng và các trường nước ngoài thậm chí còn lập danh sách các trường Việt Nam mà họ chấp nhận bằng cấp, dù chương trình học là như nhau trên cả nước.

Theo tiến sĩ Lê Bảo Thắng, Giám đốc Công ty tư vấn giáo dục quốc tế OSI Vietnam, đó là thời điểm rất thiệt thòi cho người Việt. Tuy nhiên, sự phân biệt hầu như đã không còn trong khoảng 5 năm trở lại đây. Không chỉ chấp nhận tuyển sinh dựa trên bằng tốt nghiệp trung học phổ thông từ tất cả, một số đơn vị còn tuyển thẳng học sinh và trao học bổng dựa trên điểm học bạ (GPA), năng lực ngoại ngữ, thay vì bắt buộc người học trải qua một số kỳ thi chuẩn hóa hay học một năm dự bị đại học.

Học sinh Việt Nam nghe tư vấn từ đại diện các trường Úc trong một hội thảo du học. Ảnh: Ngọc Long/ Báo Thanh niên.

Thực tế, việc chấp nhận tuyển sinh dựa trên bằng cấp từ một nước khác không đơn giản, do sự khác biệt giữa hai nền giáo dục. Quá trình này diễn ra theo nhiều bước, bắt đầu từ việc bộ phận tuyển sinh chuẩn bị một bản đề xuất để trình lên ủy ban chuyên trách về chất lượng học thuật.

Sau khi ủy ban này thông qua, đề xuất tiếp tục được trình lên hội đồng học thuật của trường, bao gồm hơn 100 giảng viên cao cấp, để xem xét và ra quyết định. Một tín hiệu đáng mừng đó là hệ thống giáo dục Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chuẩn tuyển sinh quốc tế. Hệ thống giáo dục Việt Nam trong 10 năm qua đã phát triển đáng kinh ngạc, với sự đầu tư vào việc học tiếng Anh cũng như những cải tiến, phát triển trong toàn hệ thống.

Là một chuyên gia chuyên nghiên cứu về giáo dục quốc tế, tiến sĩ Trần Thị Lý, giáo sư tại Khoa Giáo dục, Đại học Deakin (Úc), cho biết, người Việt ngày càng thuận lợi trong việc ứng tuyển vào các chương trình ngắn hạn lẫn chính quy tại nhiều trường đại học nước ngoài.

Điều này đến từ một số yếu tố chính, như tiềm năng của Việt Nam trong việc cung cấp nguồn sinh viên, nhu cầu đa dạng hóa quốc tịch của các trường, gia tăng quan hệ ngoại giao, hợp tác ở cả cấp quốc gia và cấp trường giữa Việt Nam và một số nước có nền giáo dục phát triển.

Cũng theo giáo sư Trần Thị Lý, vị thế bằng tốt nghiệp trung học phổ thông Việt Nam kết hợp cùng các yếu tố khác như chất lượng của hệ thống giáo dục phổ thông nước nhà, năng lực của học sinh đã thúc đẩy nhiều trường đại học hàng đầu xét tuyển thẳng.

Du học sinh Việt Nam ở New Zealand. Ảnh: Ngọc Long/ Báo Thanh niên.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng hơn 230.000 người Việt du học ở các nước, vùng lãnh thổ vào năm học 2022-2023, nhiều nhất ở bậc cử nhân. Trong đó, du học sinh Việt đứng thứ nhất về số lượng tại Đài Loan (27.491 người), xếp thứ 2 ở Hàn Quốc (43.361), thứ 3 tại Nhật Bản (36.339), đồng hạng 6 ở Úc (32.948) và Mỹ (31.310). Du học sinh người Việt cũng chiếm tỷ lệ đáng kể tại các quốc gia Trung Quốc, Canada, Pháp, Đức, Anh.

Các trường đại học trên thế giới ngày càng mở cửa tạo cơ hội cho nhiều gia đình không có điều kiện tài chính tốt vẫn tiếp cận được nền giáo dục quốc tế. Có nhiều học sinh giỏi từ Việt Nam  đến học còn giúp nâng cao vị thế và xếp hạng của trường. Ngoài bậc cử nhân, xu hướng chào đón du học sinh Việt cũng diễn ra tương tự ở bậc thạc sĩ.

Nhằm tạo hành lang pháp lý để giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục đại học, hội nhập với khu vực và thế giới, trong đó có việc công nhận văn bằng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc gia và khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành các quy định về công nhận văn bằng do các cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài cấp cho công dân Việt Nam dựa trên một số tiêu chí đảm bảo chất lượng. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ký kết nghị định thư công nhận tương đương văn bằng với một số nước và đang đàm phán để ký kết văn kiện tương tự với một số quốc gia khác.

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất - làm tốt được những điều này, các cơ sở giáo dục đại học trong nước sẽ không chỉ đào tạo được những con người ở Việt Nam thành công dân toàn cầu, mà còn thu hút được người học trên thế giới đến trải nghiệm chương trình đào tạo chất lượng cao và tự tin làm việc ở môi trường quốc tế.

Có thể thấy, Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc nâng cao giá trị của bằng tốt nghiệp trung học phổ thông Việt Nam trên trường quốc tế, giúp bằng cấp Việt được công nhận rộng rãi. Trong đó, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông từ 2018 là sự thay đổi tích cực và được các trường nước ngoài đón nhận.

User
Ý KIẾN

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP. Hà Nội vào Lăng viếng Bác; Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Hà Lan; EU nhấn mạnh vai trò trong đàm phán hòa bình Ukraine... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Thủ tục hành chính có thể được giải quyết chỉ trong một lần, nếu công dân có đủ giấy tờ như trong thành phần hồ sơ quy định - đó là nỗ lực của quận Đống Đa trong việc rút gọn thủ tục và thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân.

Hơn 8 năm qua, nhóm thiện nguyện do chị Nguyễn Thị Nghĩa tổ chức thường xuyên phát xuất ăn miễn phí vào buổi tối Chủ nhật cho người nhà bệnh nhân ở khu vực cổng Bệnh viện Nhi Trung ương, Việt Đức, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều…

Theo hãng thông tấn TASS của Nga, ngày 21/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm trực tuyến.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Liechtenstein; Khai mạc Hội nghị Ban chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ; Mexico lắp đặt lều trại đón người bị Mỹ trục xuất... là một số thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.

Công điện bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025; Hà Nội: Yêu cầu tháo gỡ vướng mắc tại dự án Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - quốc lộ 1A); Nâng cao cảnh giác với các hành vi lừa đảo liên quan đến công tác đăng kiểm xe; Liên minh châu Âu thừa nhận khí đốt nhập từ Nga "đang thực sự tăng lên"... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Giao thông trật tự sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168; 'Mãi mãi niềm tin theo Đảng'; 'Nét Việt Nam' - người trẻ lan tỏa di sản văn hóa; Dịch vụ tái chế quần áo bỏ đi ở Kenya... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bác sĩ Lục liên tục muốn Khương Sinh tiếp xúc gặp gỡ với nhà họ Trình, nên Thiên Hựu đã nhắc nhở cô phải đề phòng với anh ta. Mời các bạn đón xem tập 24 của bộ phim "Lương Sinh, liệu chúng ta có thể ngừng đau thương", phát sóng lúc 12h, ngày 23/1, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Không thể khiến quân Sở xuất thành, Tôn Vũ đã lập tức có một diệu kế khiến tướng giữ thành nhanh chóng sập bẫy, quân Ngô thành công chiếm được Mạch Thành và bắt sống tướng địch. Mời các bạn đón xem tập 15 của bộ phim "Binh pháp Tôn Tử", phát sóng lúc 13h, ngày 23/1, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Luôn lo lắng cho hạnh phúc của con gái, nên khi biết tin mình đã phá sản, ông Đinh không còn dám tin vào tình yêu của cậu con rể tương lai dành cho con gái ông. Mời các bạn đón xem tập 38 của bộ phim "Anh có thật sự yêu em?", phát sóng lúc 20h, ngày 23/1, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Quyết tâm lấy được hợp đồng từ Thắng Hải, Diêu Vi đã bày kế cho Mạc Lâm tham gia vào công việc quản lý của tập đoàn do chồng cô điều hành. Mời các bạn đón xem tập 22 của bộ phim "Phẩm chất quý cô", phát sóng lúc 21h, ngày 23/1, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Hôm nay, 23/1, Thủ đô được dự báo có một ngày ấm áp hơn khi nền nhiệt tiếp tục tăng nhẹ, với nhiệt độ đầu ngày duy trì từ 16-17 độ. Độ ẩm trên 90%.

Tổng Bí thư Tô Lâm thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước thăm, chúc Tết Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; Xuân yêu thương - Tết nghĩa tình tại TP.HCM; Hungary kêu gọi EU điều chỉnh cách tiếp cận xung đột Ukraine;… là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

中文新闻 22/01/2025 | Bản tin tiếng Trung

HANOITV News | 22/01/2025

Hàng năm, vào ngày cúng ông Công ông Táo, nhiều sông hồ của Hà Nội bị ô nhiễm nặng bởi rác và túi nilon. Năm nay, để hạn chế thải rác xuống các sông hồ, thông điệp "thả cá, không thả túi nilon" lan tỏa mạnh mẽ.

Ngay trong những giờ đầu tiên quay trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đây không phải là động thái bất ngờ và đối với Mỹ, điều này sẽ giúp tiết kiệm khoảng 1.000 tỷ đô la. Song, đối với phần còn lại của thế giới, quyết định của ông Trump đã giáng một đòn mạnh vào nỗ lực quốc tế nhằm ứng phó với tình trạng nóng lên toàn cầu.

Bắt quả tang tàu đang khai thác cát trái phép; Hai cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam được giảm án; Xử lý nghiêm hành vi tăng giá bất động sản bất thường;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy mở rộng dự án nước sạch; Dàn sao Việt đến ủng hộ “Bộ tứ báo thủ” tại Hà Nội; Bác sĩ người Việt chinh phục đỉnh núi nguy hiểm nhất thế giới;... là những nội dung trong Bản tin Thế giới Showbiz hôm nay.

Vào ngày 23 tháng Chạp, lễ tiễn ông Công ông Táo về trời đã trở thành một tục lệ không thể thiếu trong văn hóa người Việt. Những khu chợ truyền thống ở Hà Nội thời gian này luôn đông đúc, nhộn nhịp từ sáng sớm.

Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết, tri ân nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình; Người dân mua sắm lễ ông Công ông Táo; Liên hợp quốc, Brazil bày tỏ quan ngại khi Mỹ rút khỏi WHO và Hiệp định khí hậu Paris... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.

Hệ thống phân phối hàng hóa tăng cường kích cầu tiêu dùng dịp Tết; Loạt chương trình đặc sắc đậm "chất" Hà thành phát trên sóng Đài Hà Nội dịp Tết Nguyên Đán 2025; Duy trì Tết ông Công ông Táo trong cuộc sống hiện đại; Nữ Tổng thống Mexico cam kết bảo vệ chủ quyền, đối thoại với ông Trump về nhập cư... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.

Nhiều mẫu xe nhập khẩu tăng giá bán; Hơn 1,4 triệu xe Honda và Acura tại Mỹ bị điều tra; Mazda6 dừng phân phối tại Australia do thiếu tính năng an toàn;... là những nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Kể từ ngày Nguyễn Trí nhận quyết định quyền chủ tịch, anh vẫn loay hoay giậm chân tại chỗ. Anh biết chữ "quyền" là sự giả định, là nửa bước để tiến lên và cũng là nửa bước để dừng lại. Những tháng ngày qua, anh phải bước trên lối mòn của chính những người tiền nhiệm khiến anh cảm thấy day dứt.

Không chỉ có ông Táo nặng gánh; Tiễn ông Táo bằng hành động thiết thực; Giữ gìn phong tục đẹp… là những nội dung chính trong Chương trình Hà Nội 18h00 hôm nay.

Chợ hoa Hàng Lược nhộn nhịp ngày cận tết; Làng hoa Tây Tựu tấp nập vào vụ Tết; Công viên Hoà Bình sạch, đẹp chờ đón Tết... là những nội dung chính trong bản tin hôm nay.

Nhà mặt phố ‘ế khách’ thuê dịp cuối năm; TP Hồ Chí Minh điều chỉnh đơn giá thuê đất; Thu hồi gần 3.400m2 đất dự án do chậm triển khai... là một số nội dung đáng chú ý trong Bản tin hôm nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại đặc biệt tại WEF Davos; Trao Huy hiệu Đảng tặng đảng viên lão thành Lương Tam Kỳ; Tống cựu nghinh xuân - những phong tục đẹp đón Tết; Tổng thống Mỹ Trump khởi động cuộc chiến thuế quan... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng; Nhiều ngân hàng vượt mốc lợi nhuận tỷ USD; BOJ chuẩn bị cho khả năng tăng lãi suất... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Sau đợt rét đậm tưởng chừng trời sẽ hửng nắng. Thế nhưng, mấy hôm nay trời nồm nặng, lại còn mưa phùn nữa. Tết tới chân rồi. Vừa mới 15 tháng Chạp, chớp mắt cái đã ông Công, ông Táo. Tầm này, không phải là ngóng đến Tết nữa mà là đếm ngược chờ đến Tết.

Thay vì thả cá, nhiều người lại thiếu ý thức đến nỗi thả cả bịch cá bọc trong ni lông xuống lòng hồ rồi vội vàng phóng đi. Hành động này đã làm mất đi nét đẹp và ý nghĩa của tục lệ thả cá cúng ông Công ông Táo. Thay vào đó, mọi người chỉ nhìn thấy những chú cá trong bịch ni lông rồi sẽ chết ngạt, còn lòng hồ thì lại có thêm ni lông.

Tối và đêm nay, tại Hà Nội, trời duy trì nhiều mây, không mưa, có gió nhẹ. Nhiệt độ giảm về ngưỡng rét, từ 15-17 độ. Độ ẩm không khí trong đêm tăng cao trên 80%.

Thực tiễn đã chứng minh hiệu quả vượt trội, khẳng định thương hiệu “Bò đồng cỏ Ba Vì” như một thế mạnh đặc trưng của địa phương. Thành công này không chỉ là minh chứng cho sự phát triển bền vững mà còn làm nổi bật tầm quan trọng của việc phát huy các thế mạnh đặc thù của địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương toàn diện và hiệu quả.

Thông xe tạm dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài; Khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào tháng 12; Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Nghị viện hợp tác Pháp ngữ thông qua Tuyên bố Cần Thơ; Các trường đại học, cao đẳng chủ động đổi mới, sáng tạo; Tạo sân chơi giúp thiếu nhi Thủ đô tỏa sáng tài năng; CIO không từ bỏ việc thẩm vấn Tổng thống Yoon;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 15h00 hôm nay.

Chiều 22/1, Hà Nội có tiết trời ấm áp khi nắng lên nhiều, nhiệt độ cao nhất 23 - 24 độ; chất lượng không khí cũng dần được cải thiện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky; Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo Tết cho nhân dân; Bộ tứ nhóm họp lần đầu dưới thời Tổng thống Donald Trump; Israel phát động chiến dịch quân sự ở Bờ Tây;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh; Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho Tết Nguyên đán; Ngày làm việc đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.

Là người đầu tiên đưa nghề trồng hoa về trồng trên đất lúa ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, anh Bùi Văn Khá luôn trăn trở để tìm hướng phát triển kinh tế gia đình. Theo anh, có làm giàu cho bản thân và gia đình thì mới đóng góp, cống hiến cho xã hội được.

Đến trưa và chiều 22/1, khu vực Hà Nội trời giảm mây, nắng lên làm tiết trời trở nên ấm áp, với nhiệt độ cao nhất đạt 23 - 24 độ.

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác cho năm 2025. Hội nghị là dịp để đánh giá những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đồng thời định hướng phát triển cho năm tới, góp phần thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo của Thủ đô.

Hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn các bộ, ngành; Chuyến tàu công đoàn đầu tiên đưa công nhân về quê đón Tết; Mùa xuân yêu thương cùng mẹ đỡ đầu; Mexico sẽ hồi hương người di cư bất hợp pháp;... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Ngay trong ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, ông Donald Trump đã tuyên bố có thể áp thuế lên Mexico và Canada.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2025 tại Davos thu hút hơn 3.000 nhà lãnh đạo toàn cầu, thảo luận về các thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên công nghệ. Các vấn đề bất ổn địa kinh tế, thương mại, khí hậu và các đột phá công nghệ như AI sẽ được bàn thảo sâu rộng.

Đảm bảo nhu cầu đi lại tăng cao dịp Tết Nguyên đán; Sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn; Hà Nội có thêm hơn 100 ca bệnh sởi tại 22 quận, huyện; WHO lên tiếng về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump... là một số thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.

Tìm phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch; Cần đột phá về công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Bất cập giao thông không phải do thực hiện Nghị định 168; Tổng thống Yoon Suk Yeol phủ nhận các cáo buộc trước tòa Hiến pháp... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.