Cục diện xung đột ngày càng bất lợi cho Ukraine
Tại mặt trận Avdiivka, lực lượng vũ trang Ukraine hoàn toàn vỡ trận, quân lính đang tiếp tục rút lui trong hỗn loạn, các chiến tuyến đang thất thủ hoặc sụp đổ. Thất bại của Ukraine ở thành phố chiến lược Avdiivka là dấu hiệu cho thấy cán cân quyền lực đã thay đổi theo hướng có lợi cho Nga.
Bước đột phá sau Avdiivka
Sau thất bại của lực lượng vũ trang Ukraine ở Avdiivka, những khoảng trống lớn hình thành trên mặt trận giao tranh giữa Nga và Ukraine. Các chiến binh Kiev đã bỏ chạy trước cả khi Tổng tư lệnh Alexander Syrsky ra lệnh rút lui. Quân Nga trung bình mỗi ngày tiến được khoảng 1,5 km.
Đại tá Nga và nhà phân tích quân sự Alexander Koshkin tin rằng quân đội Nga sẽ tiến tới hồ chứa Karlovskoe, nhưng cần cẩn thận trong các hành động tiếp theo:
"Từ Avdiivka, lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) đã rút lui rất vội vàng. Có giả thuyết cho rằng lúc đầu họ tháo chạy và chỉ sau đó Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, Alexander Syrsky mới đưa ra mệnh lệnh lui quân. Chúng ta đã treo cờ Nga tại nhà máy than cốc và tiến thêm được khoảng 10 - 12 km. Hiện lực lượng vũ trang Ukraine đã rời khỏi làng Lastochkino".
Các trận chiến giành Lastochkino bắt đầu vào ngày 23/02 và ngày hôm sau lá cờ Nga đã tung bay trong làng nhưng phải mãi đến ngày 26/02 Bộ Quốc phòng Nga mới công bố xác nhận chính thức về việc giải phóng Lastochkino.
Trong khi đó, bộ chỉ huy Ukraine đang cố gắng ngăn chặn sự sụp đổ của mặt trận. Các chiến binh Kiev lần lượt giao nộp các khu định cư cho quân đội Nga. Một trong những công sự quân sự mạnh nhất của lực lượng vũ trang Ukraine nằm ở Orlovka cũng bị bỏ ngỏ khi các đội xung kích Nga xông vào.
Những gì đã và đang xảy ra ở mặt trận gợi nhớ nhiều hơn đến bước đột phá Brusilovsky xảy ra trong Thế chiến thứ nhất. Quân Ukraine bị thất bại nặng nề và đang rút lui hàng chục cây số, không thể ngăn chặn và tập hợp lại.
“Tuyến phòng thủ Zaluzhny” đã kết thúc
Truyền thông Ukraine đưa tin sau khi Avdiivka, Orlovka và Lastochkino thất thủ, tuyến công sự phòng ngự của Ukraine thực sự kết thúc. Kiev không có thời gian, hay đúng hơn là không thể xây dựng các công sự mới ở hậu phương của mình.
Điểm hậu cần quan trọng nhất của lực lượng vũ trang Ukraine nằm ở Orlovka và Lastochkino là tuyến phòng thủ cuối cùng. Tình hình của Kiev ở Donbass vô cùng khó khăn.
Trong nỗ lực làm chậm bước tiến của quân Nga, lực lượng vũ trang Ukraine đã điều một xe tăng Abrams của Mỹ ra kháng cự, chiếc xe tăng này đã bị tiêu diệt ngay trong những phút đầu tiên của trận chiến.
Có mối đe dọa “vạc chảo nóng” dành cho quân Nga
Ông Koshkin cảnh báo rằng các đội tiên phong của Nga phải cẩn trọng khi tiến quân nếu như khổng muốn rơi vào những bẫy "vạc chảo nóng” của đối phương.
"Chúng ta không nên tham vọng tiến quá sâu mà có thể bị rơi vào vùng chảo nóng".
Quan chức Nga Vladimir Rogov báo cáo rằng giao tranh ác liệt đang diễn ra tại khu vực làng Rabotino thuộc tỉnh Zaporozhye. Hiện tại, quân Nga mới chỉ chiếm được phần phía nam của khu định cư.
Rabotino rất quan trọng đối với Nga. Chính từ đây, lực lượng vũ trang Ukraine có thể tấn công vào sườn của lực lượng Nga phía mặt trận Donbass. Và chính khu định cư này là bàn đạp cho bước tiến của Kiev tới Biển Azov.
Nhà phân tích quân sự và chuyên gia về xung đột giữa các sắc tộc Evgeny Mikhailov tin rằng ở Rabotino mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp có lượi cho quân đội Nga: “Quân đội Ukraine không có nguồn tiếp viện đạn dược hay thực phẩm nên họ sẽ sớm bỏ chạy”.
Phương Tây có gửi quân đội đến Ukraine?
Ông Anatole Lieven, Giám đốc chương trình Á-Âu tại Viện Quincy của Mỹ, cho biết trong một bài báo trên tờ Responsible Statecraft rằng một số nước NATO đang nói về việc gửi quân đội nước ngoài đến Ukraine vì họ nhận thấy sự sụp đổ sắp xảy ra của lực lượng vũ trang Ukraine.
"Thất bại của lực lượng vũ trang Ukraine ở Avdiivka là dấu hiệu cho thấy cán cân quyền lực đã thay đổi theo hướng có lợi cho Nga đến mức nào. Sự sụp đổ của quân đội Ukraine, vốn không có đủ quân số và vũ khí, là điều có thể xảy ra. Để đối phó với mối đe dọa gần này, chính phủ một số nước NATO hiện đang nói về khả năng gửi quân đội của họ tới Ukraine”, chuyên gia lưu ý.
Ông Lieven nhấn mạnh rằng sau khi lực lượng vũ trang Ukraine chạy trốn khỏi Avdiivka, việc Ukraine không thể giành chiến thắng trong cuộc xung đột đã trở nên rõ ràng. Ông cũng nói thêm rằng việc đưa một đội quân nước ngoài vào Ukraine dù nhỏ cũng sẽ dẫn đến xung đột trực tiếp với Nga và gây ra hậu quả thảm khốc.
Chuyên gia kết luận: “Nếu sự hiện diện hạn chế của NATO thực sự dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn diện với Nga và sự can thiệp của lực lượng vũ trang Mỹ, thì điều này sẽ đẩy thế giới đến bờ vực của Armageddon (Ngày tận thế)”.
Ngày 26/2, một hội nghị hỗ trợ Ukraine đã được tổ chức tại Paris, được triệu tập theo sáng kiến của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Lãnh đạo của khoảng 10 quốc gia châu Âu đã được mời tham dự, bao gồm Đức, Anh, Ba Lan, Đan Mạch và Hà Lan. Sau cuộc gặp, nhà lãnh đạo Pháp cho biết các bên tham gia đã thảo luận về khả năng đưa quân tới Ukraine nhưng không đạt được sự đồng thuận.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng việc phương Tây đưa quân tới Ukraine sẽ dẫn đến xung đột quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO.
Ông Peskov gọi việc thảo luận về khả năng “cử một số quân từ các nước NATO tới Ukraine” là một yếu tố mới quan trọng. Ông nói thêm, tất cả các chi tiết khác trong bài phát biểu của Tổng thống Pháp đều đã được nói ra bằng cách này hay cách khác.
Đồng thời, Moscow cũng ghi nhận thực tế là châu Âu chưa có sự đồng thuận về vấn đề điều động quân đội, ông Peskov nói tiếp. Ông lưu ý rằng một số quốc gia tham gia cuộc họp ở Paris vẫn giữ đánh giá khá tỉnh táo về những nguy cơ tiềm ẩn của một hành động như vậy và nguy cơ tiềm ẩn khi trực tiếp tham gia vào một cuộc xung đột nóng.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.
Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.
Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.
Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.
Nhà Trắng cho biết, Mỹ không bất ngờ trước việc Nga hạ ngưỡng tấn công hạt nhân, đồng thời tuyên bố Washington không có kế hoạch điều chỉnh thế trận hạt nhân của mình để đáp trả.
Nga cáo buộc Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga hôm 19/11, đúng vào ngày thứ 1.000 của cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo: Lực lượng Ukraine đã phóng tên lửa ATACMS về phía vùng Bryansk của Nga, nhưng hệ thống phòng không đã bắn hạ năm tên lửa và làm hư hại một tên lửa khác.
Các nhà lập pháp Ukraine ngày 19/11 đã bỏ phiếu phê duyệt ngân sách năm 2025 của chính phủ, trong đó hơn 53 tỷ USD, tương đương 60% tổng chi tiêu được phân bổ cho quốc phòng và an ninh.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraine đã phóng nhiều tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất vào tỉnh Bryansk (Nga).
Hôm qua, lực lượng Hezbollah tại Liban đã mở lại các cuộc tập kích dữ dội vào Israel, gây nhiều thương vong và khiến còi báo động vang lên tại hàng trăm khu dân cư, thị trấn.
Tin tức về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa làm dấy lên lo ngại về khả năng leo thang xung đột. Tờ Le Figaro của Pháp đưa tin, ngay sau khi Mỹ bật đèn xanh cho Ukraine, thì Anh và Pháp cũng có động thái tương tự, tuy nhiên sau đó, tờ Le Figaro đã gỡ bài đăng này.
Xung đột Ukraine leo thang khi Mỹ “bật đèn xanh” cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga, còn Moscow cảnh báo đáp trả. Một số chuyên gia nhận định, động thái này của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ khiến Tổng thống đắc cử Trump gặp khó khăn trong việc sớm chấm dứt chiến sự.
Trong ngày 17/11, quân đội Israel tiếp tục tiến hành hàng loạt cuộc không kích nhằm vào nhiều khu vực tại Liban, Dải Gaza, gây ra những cảnh tượng kinh hoàng với người dân nơi đây.
Tổng thống tiếp theo của Mỹ ông Donald Trump có thể sẽ xem xét lại quyết định của người tiền nhiệm về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Các Nghị sĩ cấp cao Nga cho rằng, quyết định của Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất có thể làm leo thang xung đột ở Ukraine và có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba.
Hàng chục người Palestine đã thiệt mạng hoặc bị thương trong một cuộc không kích của Israel diễn ra ngày 17/11, nhằm vào một tòa chung cư ở phía Bắc Gaza.
Chỉ còn hai tháng nữa là hết nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên cho phép quân đội Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Theo CNN, quyết định này vốn tuân theo một mô-típ quen thuộc của Washington.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Thông tin trên được đưa ra vào Chủ Nhật (ngày 17 tháng 11). Đây sẽ là thay đổi đáng kể đối với chính sách của Washington trong cuộc xung đột Ukraine-Nga.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 17/11 cho biết, quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công lớn vào nhiều khu vực của Ukraine, các mục tiêu thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự và các cơ sở năng lượng quan trọng của nước này. Một nửa công suất sản xuất điện của Ukraine đã bị phá hủy.
Những vụ nổ đã vang lên khắp thủ đô Kiev và các thành phố khác của Ukraine sáng 17/11, khi Nga tiến hành cuộc tấn công tên lửa lớn nhất kể từ tháng 8 nhắm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine khi mùa đông đang đến.
Mohammad Afif, quan chức quan hệ truyền thông cấp cao của Hezbollah, được cho là đã bị ám sát trong một cuộc không kích của Israel vào trung tâm Beirut.
Mỹ, Australia và Nhật Bản đã cam kết tăng cường hợp tác quân sự và nhất trí thành lập một Cơ quan tham vấn ba bên mới.
Người phát ngôn của lực lượng Houthi ở Yemen, ông Yahya Saree tuyên bố nhóm này đã tấn công “một mục tiêu quan trọng” tại thành phố cảng Eilat của Israel bên bờ Biển Đỏ bằng một số thiết bị bay không người lái (UAV).
Quân đội Nga đã kiểm soát các khu định cư Leninskoye và Makarovka tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/11 cho biết.
Quân đội Israel cho biết đã hoàn thành đợt không kích thứ ba vào vùng ngoại ô phía nam Beirut, nhắm vào một số trung tâm chỉ huy của Hezbollah.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh sản xuất hàng loạt máy bay không người lái (drone) tự sát, sau khi ông giám sát một cuộc thử nghiệm loại vũ khí này hôm 14/11, KCNA đưa tin.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vừa bắt đầu cuộc tập trận chung Freedom Edge lần thứ hai tại vùng biển Hoa Đông, kéo dài ba ngày, nhằm tăng cường khả năng phối hợp và ứng phó với các tình huống phòng không, phòng thủ tên lửa, tác chiến mạng và chống tàu ngầm.
Quân đội Israel hôm 14/11 thông báo đã tấn công hơn 300 mục tiêu của Phong trào Hezbollah ở Liban trong tuần qua, phá hủy nhiều kho vũ khí và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 200 tay súng đối địch.
Ngày 14/11, Hãng thông tấn quốc gia Liban đưa tin 11 người đã thiệt mạng và 9 người khác bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào miền Nam và miền Đông Liban cùng ngày.
Ngày 14/11, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghzi đã gặp Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tại Tehran để thảo luận chi tiết về chương trình hạt nhân của Iran trong bối cảnh diễn biến quốc tế bị chi phối bởi việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng.
Quân đội Nga đã áp sát một tuyến đường sắt gần thành phố Kupyansk ở Khu vực Kharkov và tràn vào vùng ngoại ô của thành phố, chuyên gia quân sự Andrey Marochko ngày 14/11 nói với TASS.
Mỹ đã chính thức mở một căn cứ phòng không mới ở miền bắc Ba Lan trong bối cảnh nhiều quan ngại về sự đoàn kết giữa các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Trong ngày 13/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội Nga đã kiểm soát khu vực Rovnopol tại Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk (DPR) trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Nếu đột phá thành công gần Krasnoarmeysk (Ukraine gọi là Pokrovsk), quân đội Nga sẽ có cơ hội tốt để nhanh chóng tiến thêm 150 km đến Dnieper. Đây là lời khẳng định của đại tá Markus Reisner, nhà sử học và chuyên gia quân sự người Áo khi trả lời phỏng vấn kênh NTV.
Tờ The Washington Post ngày 10/11 đưa tin, Tổng thống đắc cử của Mỹ - ông Donald Trump đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về xung đột Ukraine và các giải pháp tiềm năng.
Triển lãm Hàng không Chu Hải lần thứ 15 sắp khai mạc vào ngày 12/11 tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bên cạnh những vũ khí trên không thu hút sự chú ý của truyền thông nước ngoài, năm nay Trung Quốc sẽ giới thiệu một số lượng kỷ lục các thiết bị quân sự trên bộ, một trong những phần quan trọng nhất của sự kiện.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 10/11 cho biết, quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát làng Volchenka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
400 ngày đã trôi qua kể từ khi xung đột nổ ra giữa Israel và Hamas. Số người thiệt mạng ở Gaza kể từ đó đến nay là hơn 43.500 người. Bộ Y tế Liban cho biết, các cuộc tấn công của Israel vào Liban đã giết chết ít nhất 3.117 người và làm bị thương 13.888 người khác kể từ tháng 10 năm 2023.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar tuyên bố, nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được thái độ nghiêm túc trong đối thoại.
Tổng thống Hàn Quốc ông Yoon Suk-yeol cho biết Hàn Quốc không loại trừ khả năng trực tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, sau khi Triều Tiên triển khai quân đội hỗ trợ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.
Người đứng đầu chính quyền Nga tại khu vực Kharkov, ông Vitaly Ganchev, nói với RIA Novosti rằng các đơn vị của Lực lượng vũ trang Nga hiện chỉ còn cách thành phố Kupyansk vài km.
Một quả cầu lửa khổng lồ đã được nhìn thấy ở Beirut sau các cuộc tấn công của Israel nhằm vào ngoại ô phía nam thủ đô của Liban vào rạng sáng ngày 7/11. Liên hợp quốc cảnh báo thiệt hại do các cuộc tấn công của Israel đã chạm tới những ‘điểm mốc quan trọng’.
Quân đội Israel đã yêu cầu người dân ở hai khu phố vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut của Liban sơ tán trước khi tấn công các mục tiêu của phong trào Hezbollah, trong thời điểm hai bên mở lại các cuộc tấn công dữ dội nhằm vào nhau, gây nhiều thương vong và khiến cục diện chiến trường ngày càng thêm ác liệt.
Lãnh đạo phong trào Hezbollah, ông Naim Qassem vừa cho biết chỉ những diễn biến trên chiến trường mới có thể dẫn đến quyết định chấm dứt tình trạng thù địch giữa nhóm vũ trang Liban và quân đội Israel.
Theo thông báo từ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), ngày 6/11, nước này đã tiến hành tập trận bắn đạn thật để đánh chặn tên lửa, nhằm phô diễn năng lực phòng không.
0