Đất đấu giá không còn 'sốt ảo'
Trước những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở theo kế hoạch diễn ra vào đầu tháng 10 này đã không còn xuất hiện tình trạng trả giá cao.
Cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 54 thửa đất tại thôn Sơn Trung (xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai) diễn ra vào ngày 13/10 đã thu hút 296 khách hàng, với hơn 1.000 hồ sơ tham gia. Mức giá khởi điểm chung của các thửa đất là 12,48 triệu đồng/m², khá thấp so với thị trường.
Tuy nhiên, để đảm bảo không xảy ra tình trạng thông đồng, dìm giá gây thất thoát cho ngân sách, hay đẩy giá tạo “sốt ảo”, UBND huyện Quốc Oai và đơn vị tổ chức đấu giá đã thống nhất thực hiện cuộc đấu theo phương pháp bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng và tối thiểu qua 5 vòng đấu bắt buộc.
Cuộc đấu giá đã trải qua gần 20 tiếng với 12 vòng đấu và kết thúc vào 1h30 sáng hôm sau. Thửa đất có giá trúng cao nhất là 54.480.000 đồng/m², cao hơn không nhiều so với giá thị trường đất trong dân tại khu vực vày (khoảng 35-45 triệu đồng/m²); thửa thấp nhất là 44.480.000 đồng/m². Điều này cho thấy, đất đấu giá ven đô đã hạ nhiệt và tiệm cận giá trị thực sau những động thái quyết liệt của cơ quan chức năng.
Ông Đỗ Mạnh Tuyến (xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai) chia sẻ: “Vừa qua Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo thanh tra trực tiếp việc đấu giá đất đã đem lại hiệu quả lớn. Tại huyện Quốc Oai khi đấu giá đất, tôi thấy tình trạng cò mồi hạn chế hẳn”.

Trước đó vào ngày 11/10, trong phiên đấu giá 27 lô tại huyện Phúc Thọ, lô đất có giá trúng cao nhất là 25,8 triệu đồng/m², chỉ tăng 30% so với giá khởi điểm, chứ không tăng gấp nhiều lần như các phiên trước đây. Hiệu quả từ những động thái quyết liệt trong chấn chỉnh công tác đấu giá đất của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội đã giúp cho các phiên đấu giá đất dần đi vào ổn định. Việc các địa phương lựa chọn tổ chức cuộc đấu giá phải qua một số lượng vòng đấu bắt buộc nhất định cũng nhận được nhiều ý kiến đồng tình của người tham gia đấu giá.
Có một thực tế hiện nay, theo quy định của Luật Đất đai 2024 và hướng dẫn của các ngành chức năng, việc xác định giá khởi điểm đất đấu giá đang thấp hơn khá nhiều so với thị trường. Nguyên nhân là do bảng giá đất mới chưa được ban hành, bảng giá đất cũ từ 2019 không còn phù hợp. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đẩy giá rồi bỏ cọc tại một số địa phương. Bên cạnh việc tăng cường giám sát của các ngành chức năng, nhiều người bày tỏ ý kiến cần điều chỉnh giá khởi điểm hoặc tiền đặt cọc.
Sự dẫn dắt của giới đầu cơ khiến cho một số người dân cho rằng, cũng giống như câu chuyện chung cư tăng giá đột biến, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giá đất bị đẩy lên cao thời gian qua là do nguồn cung còn hạn chế. Tăng nguồn cung chính là giải pháp hiệu quả hạ nhiệt thị trường.
Anh Bùi Ngọc Thường (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) nói: “Nguồn cung ít mà nhu cầu cao dẫn tới giá bị đẩy cao hơn so với thị trường. Nhưng hiện tại tôi đang nhìn thấy giá thị trường bất động sản thực sự quá cao. Tôi mong các quận, huyện sẽ quy hoạch nhiều khu đấu giá hơn nhằm tăng nguồn cung cho thị trường”.
Đấu giá đất là nguồn thu quan trọng cho ngân sách các địa phương để tái đầu tư hạ tầng phục phụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống dân sinh. Do đó, để ngăn chặn đầu cơ, thổi giá ảnh hưởng công tác đấu giá đất trong năm 2024, mới đây, UBND thành phố Hà Nội cũng đã đề nghị Công an thành phố xem xét các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện vi phạm về đấu giá đất, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã có biện pháp ngăn chặn các trường hợp vi phạm quy định đấu giá không được tiếp tục tham gia đấu giá.
Ngoài ra, lực lượng công an cần đề xuất giải pháp ngăn chặn, hạn chế việc tiếp tục tham gia đấu giá đối với các trường hợp đã từng tham gia đấu giá, trả giá cao bất thường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền trúng đấu giá theo quy định. Đây là được coi là biện pháp cần thiết để ổn định thị trường đất đấu giá nói riêng và đất nền nói chung.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay mắc ba thứ bệnh của người già: huyết áp cao, đường huyết cao, Cholesterol cao. Đây là phát biểu của GS.TS Trần Ngọc Thơ tại diễn đàn “Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường bất động sản” do Đài Hà Nội tổ chức diễn ra vào 8h sáng ngày 9/4/2025 tại TP.HCM.
Cơ chế đặc thù đã tạo động lực lớn cho các nhà đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chứng minh hiệu quả trong việc giải quyết các điểm nghẽn, các vướng mắc về pháp lý, thủ tục đầu tư, đất đai dần được tháo gỡ.
Nhu cầu vay vốn để phát triển trong giai đoạn tiếp theo của các doanh nghiệp bất động sản là rất lớn nhưng việc tiếp cận tín dụng tại các ngân hàng lại không hề dễ dàng, bởi lẽ có quá nhiều rào cản, người dân cũng không mặn mà với những gói vay này.
Diễn đàn “Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường bất động sản” do Đài Hà Nội tổ chức diễn ra vào 8h sáng ngày 9/4/2025 tại TP.HCM. Hai nội dung chính được tập trung thảo luận là cơ chế chính sách đặc thù và khơi thông dòng vốn.
Đài Hà Nội tổ chức diễn đàn với chủ đề "Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường bất động sản", nhằm cung cấp những thông tin đặc biệt cần thiết và hữu ích cho cả cơ quan quản lý nhà nước cũng như các hiệp hội, doanh nghiệp bất động sản.
Với những vướng mắc đang tồn tại trên thị trường bất động sản (BĐS), hơn lúc nào hết, thị trường cần phải có những giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ những nút thắt về pháp lý và dòng vốn.
Với giá bán không hề rẻ, việc sở hữu một căn nhà ở xã hội vẫn luôn là bài toán khó và giấc mơ xa vời với nhiều công nhân và người lao động có thu nhập thấp.
Báo cáo từ các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, trong hai tháng đầu năm 2025, mức giá rao bán đất nền vùng ven Thủ đô Hà Nội tăng từ 30-80% tùy từng khu vực.
Theo khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội, mức giá cao nhất là 198.000 đồng/m²/tháng, tương đương gần 14 triệu đồng cho căn hộ 70m².
Trước tình trạng cá nhân tham gia đấu giá đất có nhiều bất cập trong năm 2024, Hà Nội đã khuyến khích doanh nghiệp đấu giá đất.
Từng là kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn và phát triển ồ ạt, bất động sản nghỉ dưỡng đang rơi vào trầm lắng do vướng mắc pháp lý.
Nghị định 75 của Chính phủ sẽ gỡ vướng cho 343 khu đất của hơn 300 doanh nghiệp, với tổng diện tích đất lên tới gần 2.000 ha.
Nhờ cơ chế đặc thù, nhiều dự án đình trệ đã được khơi thông, tái khởi động; các vướng mắc về pháp lý, thủ tục đầu tư, đất đai dần được tháo gỡ.
Với những hệ lụy tiêu cực đến từ các dự án treo, chậm triển khai, cần phải có những giải pháp quyết liệt để hạn chế, ngăn ngừa tình trạng này.
Gỡ vướng cho bất động sản từ cơ chế đặc thù và linh hoạt trong chính sách tiền tệ để thị trường phát triển bền vững là nội dung chính được thảo luận tại diễn đàn “Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường bất động sản” diễn ra lúc 8h ngày 9/4/2025 tại TP. HCM.
UBND quận Đống Đa đang lấy ý kiến nhân dân vào Đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Trung Tự và phụ cận tỷ lệ 1/500, thuộc địa giới hành chính phường Phương Liên và Trung Tự.
UBND tỉnh Hà Giang có Quyết định số 462/QĐ-UBND về việc thu hồi đất của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, do chấm dứt hoạt động dự án đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái núi Mỏ Neo tại thành phố Hà Giang.
Cơ chế chính sách và nguồn vốn là hai yếu tố quan trọng để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững.
Thành phố Đà Nẵng tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho dự án sớm được triển khai trong năm 2025.
Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 Quốc gia vừa phát đi thông báo tạm dừng tổ chức 2 phiên đấu giá đất tại huyện Quốc Oai, dự kiến tổ chức vào ngày 14 và 18/4 theo đề nghị của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai.
Trong khi các doanh nghiệp bất động sản thiếu vốn khó tiếp cận nguồn tín dụng bởi nhiều rào cản, thì người dân lại ngại vay ngân hàng bởi lý do giá nhà đang ở mức quá cao so với thực tế.
Tỉnh Hải Dương sẽ phấn đấu hoàn thành 576 căn hộ nhà ở xã hội, đồng thời khởi công 7 dự án để thực hiện chỉ tiêu của Chính phủ giao về phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2025-2030.
Huyện Sóc Sơn sẽ tổ chức đấu giá 16 lô đất tại xã Mai Đình và xã Hiền Ninh trong tháng 4 này, theo thông tin từ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện.
Những đợt tăng nóng đẩy giá nhà đất lên rất cao trong năm 2024 khiến thị trường đất vùng ven Hà Nội đang chững lại, nhiều nhà đầu tư dù đã hạ giá rao bán nhưng vẫn rất ít người mua.
Sở Xây dựng Hà Nội thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội Kiến Hưng, quận Hà Đông, với giá bán là 13.7 và 13,8 triệu đồng/m2.
Hiện thị trường bất động sản Hà Nội phân khúc thổ cư đã giảm sau thời kỳ tăng nóng do bị thổi giá và tâm lý FOMO, theo phân tích của các chuyên gia bất động sản.
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn do thiếu tài sản thế chấp, thời gian thuê đất ngắn, thủ tục vay phức tạp và lãi suất cao.
Vay tiền ngân hàng để mua nhà là giải pháp tài chính mà nhiều người lựa chọn, tuy nhiên cần một số kinh nghiệm để vay vốn đạt được kết quả tốt nhất.
Những dự án treo không chỉ gây lãng phí nguồn lực đất đai mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của hộ dân có nhà, đất nằm trong diện tích quy hoạch.
Người dân, các nhà đầy tư cần hết sức cẩn trọng trước tình trạng một số bộ phận lợi dụng thông tin sáp nhập để thổi giá đất, gây nhiễu loạn và đặc biệt là tạo sóng đất nền.
Quy định về xây dựng nhà ở khi nhà, đất nằm trong diện tích quy hoạch là nội dung được rất nhiều người dân quan tâm.
Nhiều địa phương tại Hà Nội như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Quốc Oai, Phúc Thọ có kế hoạch tổ chức các phiên đấu giá đất trong tháng 4/2025.
Ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục đứng thứ hai trong thu hút FDI với tổng vốn hơn 2,39 tỷ USD sau khi kết thúc quý I/2025, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục đứng thứ hai trong thu hút FDI với tổng vốn hơn 2,39 tỷ USD sau khi kết thúc quý I/2025, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ.
Hà Nội hiện có 1.448 dự án gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng do những bất cập trong chính sách pháp luật, nhất là sự chuyển tiếp giữa Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2024.
Thành phố Hà Nội vừa ban hành giá cho thuê nhà ở xã hội với mức thấp nhất là 48.000 đồng/m² sàn sử dụng/tháng, cao nhất lên tới 198.000 đồng/m² sàn sử dụng/tháng.
Hàng trăm hecta đất tại Nhơn Trạch - vùng đất vàng phía Đông TP. HCM - đang bị bỏ hoang, trong khi hàng nghìn người dân vẫn khao khát có một nơi an cư.
Nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM trong quý I/2025 đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, theo Báo cáo về thị trường bất động sản Việt Nam của Knight Frank.
Hà Nội đang đẩy nhanh việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố, tránh lãng phí về nguồn lực đất đai.
Cần xã hội hóa mạnh mẽ và thêm nhiều chính sách hỗ trợ, để doanh nghiệp được chủ động sử dụng quỹ đất phát triển nhà ở cho người trẻ, người thu nhập thấp.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1909 cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký quyết định số 27 ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn.
Các chuyên gia đề xuất, các địa phương cần xác định, tính toán khoa học theo "nguyên tắc thị trường", "hài hòa lợi ích" để giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 20% - 40% so với giá đất ở trong bảng giá đất.
UBND quận Đống Đa đã tổ chức lấy ý kiến người dân về đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu tập thể Trung Tự và Hào Nam, trong ngày 4/4.
Hà Nội được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã duyệt cho phù hợp theo quy định của Luật Thủ đô năm 2024 - đây là yếu tố thuận lợi trong cải tạo các khu tập thể, khu chung cư cũ.
Cơn sốt đất lại một lần nữa bùng lên tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai khi giá bất động sản bị đẩy lên chóng mặt, có nơi tăng 30-50% chỉ trong thời gian ngắn.
0