Dịch sởi bùng phát từ đâu?
Dịch sởi bùng phát trở lại bắt nguồn từ tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt, dịch vào chu kỳ và biến đổi khí hậu.
Sởi có tốc độ lây lan nhanh hơn cúm
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến chiều 21/3, cả nước ghi nhận 42.488 trường hợp nghi mắc sởi, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Đáng chú ý, phần lớn bệnh nhân thuộc nhóm trẻ em từ 9 tháng đến dưới 15 tuổi, chiếm 72,7% tổng số ca mắc. Một trong những nguyên nhân chính là việc hơn 95% bệnh nhân không được tiêm vaccine phòng sởi hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng. Dịch bệnh chủ yếu xuất hiện tại các thành phố lớn với mật độ dân cư cao, nhưng gần đây đã có xu hướng gia tăng tại các tỉnh miền núi.
Giải thích nguyên nhân dịch sởi lan rộng như hiện tại, PGS.TS.BS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, vừa qua nhiều địa phương thiếu hụt vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, hệ thống y tế gặp phải nhiều rào cản trong công tác triển khai tiêm chủng, cùng với tình trạng “anti vaccine” của một số bộ phận người dân, đã khiến tỷ lệ tiêm chưa đạt như kỳ vọng. Nhiều địa phương hiện nay đang phải đuổi theo dịch chứ chưa quyết liệt chặn dịch.
“Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi đất nước đang bước vào chu kỳ bùng phát dịch 5 năm một lần, nguy cơ lây lan diện rộng khó kiểm soát nếu không đẩy nhanh chiến dịch tiêm bù, tiêm vét sởi cho trẻ. Bên cạnh đó, tình trạng biến đổi khí hậu thất thường cũng làm diễn biến dịch trở nên phức tạp và khó dự đoán hơn bình thường”, PGS.TS.BS Trần Đắc Phu nhận định.
PGS.TS.BS Trần Đắc Phu phân tích thêm, giả sử Việt Nam có 1,5 triệu trẻ em và tỷ lệ bao phủ vaccine đạt 90% thì trong đó còn 10% trẻ chưa được tiêm chủng, tức mỗi năm có 150.000 trẻ không có miễn dịch. Như vậy, trong 5 năm sẽ có gần một triệu trẻ không có miễn dịch nên khả năng bùng phát có tính chu kỳ rất cao.
Tương tự, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP. Hồ Chí Minh, cho biết tốc độ tiêm vaccine chậm hơn tốc độ lây lan dịch bệnh và có tình trạng “anti vaccine”. Sởi có tốc độ lây lan rất nhanh hơn cả cúm, một người có thể truyền cho 18 người. Ngoài ra, sởi không chỉ lây trực tiếp mà còn qua trung gian như bàn tay, mặt bàn, ghế quần áo, môi trường sinh hoạt có nhiễm virus, rất khó kiểm soát nguồn lây. Bệnh cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm, cúm hoặc hô hấp thông thường khác.
Bên cạnh đó, người lớn có thể có triệu chứng không điển hình, chỉ sốt, mệt mỏi, chính họ không biết mình mắc bệnh nên vẫn đi học, đi làm và phát tán virus sang những người khác. Người lớn mắc sởi có thể nhẹ hơn trẻ em nhưng là nguồn lây cho các đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, thai phụ, người cao tuổi trong gia đình. Đó là lý do có nhiều trẻ không biết tiếp xúc với ai mắc bệnh nhưng vẫn bị sởi.
“Người chưa có miễn dịch với sởi như chưa tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc bệnh, nếu thoát mắc bệnh năm nay sẽ chưa chắc thoát được trong các đợt dịch tới. Đến nay, chỉ có một vũ khí duy nhất chống lại sởi đã được chứng minh là vaccine”, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.

Khi nào dịch bệnh được khống chế được?
Chiều 21/3, Bộ Y tế đã đưa ra dự báo rằng dịch sởi có xu hướng giảm, nhưng chưa dừng lại hoàn toàn, do đó cần phải hết sức thận trọng. Trong thời gian tới, nhiều ca sốt phát ban nghi sởi sẽ tiếp tục được ghi nhận tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, đặc biệt là ở những tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nơi điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn khó khăn và tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi thấp.
“Tuy nhiên, trên cơ sở triển khai quyết liệt hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch như khoanh vùng, dập dịch và tiêm chủng vaccine... tình hình dịch bệnh sởi vẫn trong tầm kiểm soát và sẽ từng bước được khống chế”, Bộ Y tế nhận định.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, theo nguyên tắc, dịch sởi chỉ có thể được ngăn chặn khi tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi trong cộng đồng đạt 95% trở lên. Với tỷ lệ này, không chỉ bảo vệ trẻ em được tiêm mà còn gián tiếp bảo vệ những trẻ có bệnh lý cần hoãn tiêm hoặc thuộc nhóm chống chỉ định. Do đó, tất cả những người có khả năng mắc sởi cần rà soát và tiêm vaccine ngay, vì nếu chậm trễ, họ có thể sẽ mắc bệnh.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ thêm, việc tiêm đầy đủ vaccine phòng sởi có hiệu quả lên đến 98%. Việt Nam hiện có nhiều loại vaccine phòng sởi, bao gồm các loại được cung cấp miễn phí trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và qua dịch vụ tiêm chủng. Trong bối cảnh dịch sởi bùng phát, vaccine sởi có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi, mũi này được gọi là mũi “chống dịch” (mũi sởi 0). Sau đó, trẻ sẽ tiếp tục tiêm các mũi vaccine sởi theo lịch trình thường quy vào 9 tháng và 12 tháng tuổi.
"Một số trường hợp mắc sởi nhưng không phát ban, dễ nhầm lẫn với cúm hoặc bệnh hô hấp thông thường khác. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban, cần sớm cách ly và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, điều trị kịp thời, đúng bệnh", bác sĩ Bạch Thị Chính lưu ý.
Để nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh sởi, Cục Phòng bệnh Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh trên địa bàn. Đồng thời, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để đánh giá nguy cơ và xác định các khu vực có nguy cơ cao, từ đó đề xuất các giải pháp ưu tiên phòng chống dịch.
Ngoài ra, các phương án tổ chức chiến dịch tiêm chủng cũng cần được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo không để dịch sởi bùng phát trong thời gian tới. Các tỉnh, thành phố cần khẩn trương rà soát và đảm bảo đủ nhân lực hỗ trợ các địa phương, đặc biệt là những nơi ghi nhận sự gia tăng bệnh sởi để triển khai các hình thức tiêm chủng phù hợp như tiêm chủng lưu động, tiêm tại nhà và hoàn thành chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi trong tháng 3/2025.
Bên cạnh đó, công tác phân luồng khám bệnh, thu dung và điều trị bệnh nhân cần được thực hiện tốt, đồng thời tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng chống lây nhiễm trong các cơ sở khám chữa bệnh. Các cơ sở y tế cần chuẩn bị sẵn sàng phương án xử lý khi có sự gia tăng các ca nhập viện nhằm hạn chế tối đa tình trạng tử vong.
Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã tiếp nhận 6 trường hợp ngộ độc rượu methanol trong tình trạng nguy kịch, sau khi những người này cùng đi du lịch tại Ninh Thuận.
Đoàn công tác gồm 60 y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã đến với đồng bào vùng cao của huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) để khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người dân vào hôm 29/3.
Mỗi em bé sinh non ra viện là một chiến thắng và niềm vui không gì có thể so sánh với bác sĩ, điều dưỡng đơn vị sơ sinh - những người mẹ đặc biệt của các sinh linh bé bỏng.
Bệnh viện Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã tiếp nhận 37 trường hợp nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì, ngày 30/3.
Trường Đại học Y Hà Nội, phối hợp Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động cùng nhiều đơn vị đồng hành đã tổ chức khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho các gia đình chính sách, người có công và hộ nghèo tại địa bàn huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị trong tình huống gia tăng người mắc sởi đến khám và điều trị.
Việt Nam có khoảng 6.200 ca ung thư liên quan đến HPV mỗi năm, trong đó hơn 2.500 phụ nữ tử vong.
Tình trạng kém dinh dưỡng do thiếu hụt các vi chất thiết yếu đang là thách thức lớn nhất đối với trẻ em Việt Nam.
Bệnh viện Hữu Nghị vừa tổ chức hội nghị khoa học quốc tế năm 2025, cập nhật các tiến bộ mới trong điều trị bệnh tật, chăm sóc người cao tuổi.
GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã đưa ra bốn biện pháp trọng tâm để ngăn chặn dịch sởi.
Bộ Y tế rà soát để bổ sung một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên sâu vẫn hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) mà không cần giấy chuyển viện.
Các bác sĩ tâm lý tại Thụy Sĩ kê đơn cho bệnh nhân bằng những liệu pháp đặc biệt, bao gồm tham quan bảo tàng và triển lãm nghệ thuật.
Sở Y tế Hà Nội quán triệt toàn ngành làm tốt công tác tiêm phòng sởi, khám và điều trị bệnh sởi kịp thời tại các cơ sở y tế.
Sở Y tế TP.HCM đề nghị UBND thành phố công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi.
Người bệnh có bảo hiểm y tế được hưởng 100% chi phí khi đi khám chữa bệnh ban đầu và khám chữa bệnh nội trú tại cấp cơ bản ở tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc.
Các bác sỹ Khoa Phẫu thuật Tim mạch trẻ em, Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 14 ngày tuổi mắc dị tật đảo gốc động mạch - một khuyết tật tim hiếm gặp.
Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) gần đây tiếp nhận nhiều bệnh nhân có bệnh lý ký sinh trùng lây nhiễm từ thú cưng.
Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà yêu cầu đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi tại cuộc họp giao ban công tác phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn Hà Nội.
Thịt nướng, xiên que, đồ ăn nhanh tại các cơ sở thức ăn đường phố, xung quanh trường học, chợ đêm cần được lưu ý trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Việt Nam ghi nhận khoảng 24.000 ca mắc ung thư phổi mỗi năm, trong đó 75% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn, khiến tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt khoảng 14,8%.
Nguy cơ lây nhiễm chéo sở hiện rất cao nếu không có các biện pháp phân tuyến, phân luồng phù hợp tại các cơ sở y tế.
Một nam bệnh nhân 24 tuổi đến từ Hà Giang đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cứu chữa, khôi phục lá phổi trái xẹp hoàn toàn.
Cơ quan Phòng chống AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) cảnh báo số ca nhiễm HIV toàn cầu có thể tăng 2.000 ca mỗi ngày và số ca tử vong có thể tăng gấp mười lần, do ảnh hưởng từ việc Mỹ chấm dứt nguồn viện trợ nước ngoài.
Một bệnh nhân do nghe người nhà mách bảo đã đắp kiến ba khoang lên người để chữa ngứa. Sau đó, các tổn thương da lan rộng, hình thành các mảng trợt loét, rỉ dịch...
Công tác xã hội là nghề của lòng nhân ái, được coi là một mắt xích quan trọng trong điều trị, góp phần chăm sóc sức khỏe tinh thần bệnh nhân.
Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều bệnh nhân cấp cứu trong tình trạng hôn mê do sử dụng loại nước được giới thiệu là "nước kiềm" để chữa bệnh.
Một cụ ông đã vượt cửa tử kịp thời nhờ can thiệp ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo), sau khi bị tổn thương phổi cấp, suy hô hấp nặng dẫn tới ngừng tuần hoàn.
Virus hợp bào hô hấp thường gây nên bệnh đường hô hấp dưới, dẫn đến biến chứng viêm phổi, suy hô hấp ở trẻ nhỏ.
Tình trạng bệnh nhân kháng thuốc khiến công tác điều trị bệnh lao trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi phác đồ mới lâu dài và tốn kém.
Đảm bảo không bỏ sót những trẻ gần đủ 6 tháng tuổi để kịp thời tiêm phòng sởi là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà, trong buổi kiểm tra đột xuất tại quận Đống Đa và Hoàn Kiếm chiều 24/3.
Nam thanh niên 25 tuổi nhập viện Quân y 175 (TP.HCM) trong tình trạng sụp mi mắt, mắt không cử động được, đồng tử giãn, liệt tứ chi sau khi ăn pate đóng hộp đã mở nắp hai ngày.
Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Mắt Hà Nội đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch hoạt động phòng, chống mù loà năm 2025 và hội thảo khoa học nhãn khoa.
Một nam bệnh nhân suy tim người Australia đã trở thành người đầu tiên trên thế giới có thể sống độc lập nhờ trái tim nhân tạo trong hơn 100 ngày trước khi được ghép tim.
Chuỗi hoạt động trải nghiệm nhằm lan tỏa thói quen ăn uống lành mạnh, khuyến khích người trẻ Việt ăn rau nhiều hơn đã được tổ chức tại trường Đại học Y tế công cộng.
Ngày càng nhiều người trẻ tìm đến những cách tiêu cực để giải tỏa stress, trong đó có hành vi tự hành hạ bản thân.
Các bà mẹ có con từ 6 đến 9 tháng tuổi, từ 1 đến 10 tuổi hãy đưa trẻ đến tiêm phòng sởi càng sớm càng tốt để phòng chống dịch sởi đạt hiệu quả cao nhất.
Một nam thanh niên 22 tuổi đã bị đột quỵ xuất huyết não nguy kịch, do thói quen hút shisha (thuốc lá nung nóng) liên tục trong một năm.
Tình trạng trẻ nhập viện do mắc tay chân miệng đang có dấu hiệu tăng nhanh, đặc biệt là tại Hà Nội với hơn 300 ca tại 29/30 quận, huyện.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, đã ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc bệnh sởi là một bệnh nhi 4 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm. Đây là trường hợp mắc sởi tử vong đầu tiên tại Hà Nội trong năm 2025.
Phát hiện sớm, quản lý, điều trị tại cộng đồng có vai trò quan trọng để khống chế bệnh lao, giảm tỷ lệ bệnh nhân lao trong cộng đồng.
Bị đẻ rơi bên đường khi mới được 26 tuần, nặng vỏn vẹn 900g, bé trai vượt qua hàng loạt nguy cơ tử vong để hồi phục ngoạn mục sau ba tháng điều trị tại Bệnh viện Nhi Hà Nội.
Dịch sởi bùng phát trở lại bắt nguồn từ tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt, dịch vào chu kỳ và biến đổi khí hậu.
Chương trình Chống lao thành phố Hà Nội đang duy trì mạng lưới phòng chống lao từ tuyến thành phố đến 100% xã/phường/thị trấn.
Các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã trải qua 70 ngày giành lại sự sống cho mẹ con sản phụ bị tai nạn giao thông.
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em do các biến chứng và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Các nhà khoa học tại London, Anh đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện những bất thường trong não bộ - nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh.
0