Huyện Mê Linh đẩy nhanh tiến độ dự án hạ tầng quan trọng

Huyện Mê Linh đang triển khai thực hiện nhiều dự án quan trọng, như hạ tầng giao thông; trường học; tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa. UBND huyện, Ban Quản lý dự án thường xuyên kiểm tra, giám sát, đốc thúc nhà thầu, đơn vị thi công có những giải pháp để đẩy nhanh tiến độ.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường rộng 48m đoạn từ Yên Vinh đến đường 36 Khu Công nghiệp Quang Minh có chiều dài gần 2,4 km.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 640 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố. Dự án khởi công tháng 12/2022, dự kiến hoàn thành tháng 2/2025.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ Yên Vinh đến đường 36 Khu Công nghiệp Quang Minh dự kiến hoàn thành tháng 2/2025.

Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện có mưa nhiều làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Khắc phục khó khăn đó, các nhà thầu đã bố trí ca, kíp, giải pháp phù hợp để triển khai thi công các hạng mục như nền đường, cống thoát nước mưa, tường chắn cầu vượt đường sắt, cọc khoan nhồi mố, cầu vượt ngòi Phù Trì, cọc khoan nhồi cầu vượt đường sắt.

Ông Đặng Văn Bình, Chỉ huy phó công trình cho biết: “Bây giờ thời tiết đang cực đoan, mưa nhiều, còn phần đường đang vướng mắc về vấn đề mặt bằng trong dân nên đơn vị đang cố gắng triển khai. Công ty Mê Linh đang bố trí đúc dầm super T theo hai ca để đảm bảo tiến độ đến năm 2025”.

Các nhà thầu đã bố trí ca, kíp, giải pháp phù hợp để triển khai thi công.

Dự án Trường THCS Vạn Yên được khởi công tháng 12 năm 2023, kế hoạch hoàn thành tháng 4 năm 2025. Nhà thầu, đơn vị thi công công trình này đã bố trí ca, kíp xây dựng rất khẩn trương, dự kiến dự án sẽ về đích trước thời hạn khoảng 6 tháng.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chỉ huy trưởng công trình xây dựng Trường THCS Vạn Yên, cho hay: “Chúng tôi sẽ bằng mọi cách đầu tư đầy đủ trang thiết bị cho cán bộ, công nhân viên làm ngày và đêm với chất lượng tốt nhất có thể để hoàn thành công trình trường THCS Vạn Yên”.

Dự án Trường THCS Vạn Yên dự kiến sẽ về đích trước thời hạn khoảng 6 tháng.

Năm 2024, huyện Mê Linh triển khai thực hiện hơn 40 dự án trọng điểm từ nguốn vốn đầu tư thành phố với tổng mức khoảng 1.800 tỷ đồng.

Để đảm bảo kế hoạch giải ngân, UBND huyện chỉ đạo ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan đôn đốc đơn vị thi công rà soát khối lượng, hạng mục từng công trình; huy động tối đa nhân lực, bố trí thêm máy móc, thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công.

UBND huyện, ban quản lý dự án huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát, đốc thúc nhà thầu, đơn vị thi công có những giải pháp để đẩy nhanh tiến độ.

Ông Nguyễn Cao Chí, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mê Linh, cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đã hoàn thành khởi công 8 dự án. Còn lại, chúng tôi đang tập trung hoàn thiện thủ tục với quyết tâm từ huyện, ủy ban và ban quản lý dự án. Chúng tôi sẽ tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ như đã cam kết với thành phố”.

Mê Linh cam kết hoàn thành các dự án đúng tiến độ.

Mê Linh cam kết hoàn thành các dự án đúng tiến độ, đảm bảo kế hoạch giải ngân đạt trên 95% khi kết thúc năm 2024.

User
Ý KIẾN

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.

TAND TP. HCM xác định trong giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, có 35.824 bị hại; 534 tổ chức, cá nhân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - những con số rất lớn trong lịch sử tố tụng của Việt Nam.

Khoảng 4 giờ sáng 19/9, cầu Ngòi Móng (đoạn km 0+250), trên đường tỉnh 445, phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành, thành phố Hòa Bình đã bị lún và sập, hiện không có thiệt hại về người.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại Quảng Ngãi đã có mưa lớn trên diện rộng. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký công điện khẩn yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương tập trung biện pháp khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là tình trạng mưa lớn gây ngập úng, sạt lở đất, lũ quét.

Vào 10 giờ sáng nay, bão số 4 di chuyển với vận tốc 20-25km/h, tâm bão nằm trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

Tổ chức phi chính phủ ActionAid quốc tế tại Việt Nam vừa có buổi làm việc với huyện Sóc Sơn, Hà Nội để hỗ trợ huyện khắc phục hậu quả sau bão số 3.

Sáng 19/9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4 dự kiến đổ bộ vào đất liền khu vực miền Trung.

Tại huyện đảo Cồn Cỏ vào lúc 9h31, sức gió cực đại đạt 25,5 m/s (cấp 10). Dự báo vào 13 giờ ngày 19/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

Do mưa lớn nên mực nước ở một số sông suối tại địa bàn tỉnh Quảng Bình dâng cao gây ngập và khiến giao thông bị chia cắt cục bộ.

Ngày 19/9, Cảng hàng không Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) cho biết, Cục Hàng không Việt Nam có quyết định tạm ngừng khai thác máy bay tại sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) từ 15 giờ đến 22 giờ ngày 19/9 do thời tiết xấu vượt tiêu chuẩn khai thác.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành công văn về việc khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn.

Để tạo điều kiện cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tập trung khắc phục hậu quả, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh kế hoạch và phương án kiểm toán.

Theo báo cáo của Cục cứu hộ cứu nạn, Bộ tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, để ứng phó với bão số 4, Bộ Quốc phòng đã huy động hơn 305.000 người.

Nghị quyết số 143 của Chính phủ yêu cầu thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế; xem xét miễn, giảm lãi vay cho các đối tượng chịu ảnh hưởng sau bão số 3.

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 và dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Bình gây mưa lớn, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất đá. Tỉnh Quảng Bình yêu cầu các đơn vị, địa phương theo sát diễn biến của bão và tình hình mưa lũ, kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra.

Bão số 4 đang di chuyền vào vùng biển khu vực miền Trung. Đảo Cồn Cỏ - một huyện đảo tiền tiêu nằm cách thị trấn Cửa Việt (Quảng Trị) 17 hải lý bắt đầu có gió giật cấp 8. Tất cả khách du lịch tại Cồn Cỏ đã vào bờ an toàn.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Bão số 4 có khả năng gây ra mưa cường suất lớn (>150mm/6 giờ) ở khu vực từ Quảng Trị - Đà Nẵng.

Theo báo cáo Khảo sát Chính phủ điện tử 2024 mà Liên hợp quốc mới phát hành, năm nay Việt Nam đã tăng 15 bậc về chỉ số Chính phủ điện tử - EGDI, đứng thứ 71/193.

Dự án "Thanh niên trong các Hợp tác xã là chủ thể của chuyển đổi số tại cộng đồng địa phương – YOUCOOL” được triển khai trong 3 năm nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội trong việc tăng cường các kỹ năng số và nâng cao nhận thức của thanh niên nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số toàn diện.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão nên ngày và đêm nay (19/9), Hà Nội có mưa rào rải rác và dông, có nơi mưa to.

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa cho biết, bão số 4 đã suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão: Cấp 7, giật cấp 10.

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.

Chiều ngày 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá của Chủ tịch nước. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp.

Trong những đợt mưa lũ khắc nghiệt, lực lượng Công an Thủ đô đã trực tiếp tham gia cứu hộ, di dời người dân khỏi những vùng ngập lụt và nguy cơ sạt lở.

Đội CSGT đường bộ số 3 phối hợp cùng Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và Công an huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, vừa tổ chức chương trình trao quà cho trẻ em vùng lũ với hy vọng san sẻ nỗi mất mát, đau thương với đồng bào chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Các tổ cảnh sát 141 công khai và hóa trang đã xử lý 45 thanh thiếu niên điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, đốt pháo sáng trong đêm Trung thu.

Theo dự báo, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sau khi mạnh lên thành bão số 4 sẽ ảnh hưởng trực tiếp khu vực các tỉnh miền Trung. Nhiều tỉnh thành yêu cầu người dân gia cố nhà cửa, cấm biển, gọi tàu thuyền vào bờ.

Cùng với việc mưa giảm tại miền Trung vào chiều 18/9, trên mạng xã hội đã xuất hiện một số thông tin sai lệch cho rằng bão số 4 đã đổ bộ. Người dân cần cảnh giác và thường xuyên theo dõi thông tin về thời tiết từ các nguồn tin uy tín.

Thống kê sơ bộ, có hơn 1.000 ha lúa bị đổ, ngập; rau màu bị ngập và dập nát gần 300 ha; khoảng 450 ha cây ăn quả bị ngập nước, ảnh hưởng đến năng suất.

Áp thấp nhiệt đới dự báo sẽ mạnh lên thành bão khi vào vùng biển ngoài khơi Đà Nẵng và đi vào Quảng Trị từ ngày 19/9. Đây là thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, ngày 18/9, ở thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam đã có mưa lớn, nhiều tuyến đường trong thành phố bị ngập nước, gây khó khăn cho người và phương tiện lưu thông.

Tiếng kẻng, tưởng chừng chỉ còn trong ký ức của thế hệ đi qua thời kỳ chiến tranh, giặc giã, đi qua thời bao cấp, nhưng trong những ngày bão lũ vừa qua, lại vang lên sống động.

Áp thấp nhiệt đới đang di chuyển về phía vùng biển miền Trung với sức gió cấp 7, giật cấp 9 và có khả năng mạnh lên thành bão trong vòng 12 giờ tới.

Quảng Trị đã lên kế hoạch sơ tán khẩn cấp hơn 4.000 người dân tại các vùng xung yếu trước khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, đồng thời chuẩn bị các phương án để ứng phó với nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất.

Thành phố Hà Nội đã giao huyện Thường Tín sử dụng nguồn vốn ngân sách của địa phương gần 500 tỷ đồng để đầu tư giai đoạn 2, quyết hoàn thành đoạn mở rộng còn lại của quốc lộ 1A.

Sáng nay, UBND quận Hà Đông tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 33 hộ gia đình, cá nhân có nhà ở trong phạm vi hành lang kênh La Khê thuộc các phường QuangTrung và Hà Cầu.

Cục Đường bộ Việt Nam cho biết các địa phương đã xử lý được 559 điểm sạt lở, thông tuyến nhiều tuyến đường. Tuy nhiên vẫn còn 8 vị trí, trong đó có hai điểm tại Lào Cai, chưa thể thông xe do sạt lở nghiêm trọng.

Để chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành tổ chức trực 24/24h, thực hiện nghiêm quy trình ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới.