Liên tiếp thất bại, làm gì để đấu thầu vàng hút khách?

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC vào ngày 3/5 với mức giá tham chiếu là 82,9 triệu đồng/lượng, nhưng phiên đấu thầu tiếp tục bị hủy lần thứ 3. Những nguyên nhân nào khiến các phiên đấu thầu vàng liên tục thất bại?

4 lần gọi thầu nhưng đến 3 lần huỷ và 1 lần đấu thầu diễn ra chỉ với 1/5 lượng vàng được đấu giá thành công.

Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu hạ nhiệt thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước đã hoàn toàn thất bại khi giá vàng miếng SJC ngày càng cao. Sau thông báo huỷ thầu lần 3, giá vàng miếng SJC tăng mạnh lên mốc lịch sử.

Liên tiếp thất bại, làm gì để đấu thầu vàng hút khách?

Vào lúc 12h ngày 3/5, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn nâng giá mua bán vàng miếng lên 83,5 - 85,8 triệu đồng/lượng, cao hơn tới 700.000 đồng/lượng so với hôm trước.

Đây là mức giá cao kỷ lục của vàng miếng SJC từ trước đến nay. Trong khi giá vàng thế giới 24 giờ qua trong xu hướng đi xuống, giá vàng miếng trong nước lại xác lập kỷ lục mới và nới rộng khoảng cách với giá vàng thế giới. Giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới 15 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục mở phiên đấu thầu vàng miếng SJC

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: “Dường như cách đấu thầu lần này đang dựa trên kinh nghiệm của quá khứ quá nhiều mà không tính tới bối cảnh và mục tiêu. Mục tiêu của 76 phiên đấu thầu ngày trước là nhằm mục địch tất toán trạng thái vàng, tức là rất nhiều nhu cầu về vàng, điều đó là bình thường. Nhưng lần này khác, mục tiêu của chúng ta là giảm giá vàng, nhưng chúng ta vẫn sử dụng phương án cũ, mặc nhiên coi giá thị trường là giá tối thiểu. Đây hoàn toàn là một sai lầm, không căn cứ vào thị trường”.

Những nguyên nhân nào khiến các phiên đấu thầu vàng liên tục thất bại?

Đấu thầu vàng miếng là giải pháp được Ngân hàng Nhà nước đưa ra với kỳ vọng tăng cung, qua đó giảm chênh lệch giá vàng miếng với thế giới. Tuy nhiên, liên tiếp huỷ thầu và 1 lần đấu “ế” khiến mục tiêu thu hẹp chênh lệch giá vàng miếng trong nước và quốc tế trong ngắn hạn không đạt được.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng: “Chúng ta cần cho tiến hành sơ kết, đánh giá sơ bộ, rút kinh nghiệm và từ đó làm tốt hơn trong các lần sau. Thứ 2, phải sớm tăng nguồn cung bằng cách cho phép nhập khẩu một lượng vàng miếng nhất định về nước, cân đối với dự trữ ngoại hối của chúng ta”.

 Cần xem xét sửa đổi điều kiện yêu cầu mua tối thiểu.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả - Bộ Tài chính: “Cơ quan chức năng phải tổng kết, xem xét đánh giá, không thể cứ coi đấy là thành công và cứ thế tiếp tục. Về điều kiện, nguyên tắc cũng như kỹ thuật đấu thấu, có những bất cập thì đáng lý phải xem xét, rút kinh nghiệm”.

Sau thông báo huỷ thầu lần 3, giá vàng miếng SJC tăng mạnh lên mốc chưa từng có.

Các chuyên gia nhận định, sau giai đoạn giá thế giới và trong nước tăng kéo dài, người dân đã trở lại xu hướng quan sát thay vì tham gia vào thị trường và lực mua vàng miếng SJC cũng giảm bớt so với trước do có sự dịch chuyển sang vàng nhẫn.

Do đó, các đơn vị tham gia đấu thầu vàng miếng cũng tương đối dè dặt khi phải cân đối đầu ra, trong khi mức giá NHNN đưa ra không hấp dẫn. Do vậy, nếu muốn giảm chênh lệch với giá quốc tế, nhà điều hành cần bán ra với giá sát hoặc thấp hơn thị trường trong nước.

Ngoài ra, cần xem xét sửa đổi điều kiện yêu cầu mua tối thiểu còn khoảng 400 - 500 lượng vàng thay vì 1.400 lượng như hiện nay, sẽ thu hút nhiều đơn vị tham gia bỏ thầu hơn.

User
Ý KIẾN

Thị trường vàng chưa có dấu hiệu ngừng nóng khi giá vàng trong nước ngày 29/3 lại vượt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới đã đạt đỉnh mới trong phiên giao dịch 27/3, khi các nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn này để đối phó với căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang và sự lao dốc của thị trường chứng khoán.

VN-Index mở cửa phiên chiều không mấy tích cực, với diễn biến giằng co mạnh và bên bán có phần lấn lướt hơn, khiến chỉ số không thể phục hồi và đóng cửa trong sắc đỏ.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vừa xác lập kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trở thành doanh nghiệp niêm yết đầu tiên có hơn 8 tỷ cổ phiếu lưu hành.

Đại hội cổ đông thường niên 2025, Tổng giám đốc Gelex cho biết tập đoàn này sẽ không điều hành Eximbank nhưng sẵn sàng tham gia HĐQT "nếu ngân hàng cần".

Xu hướng bán ròng liên tục từ khối ngoại đang làm dấy lên lo ngại trong giới đầu tư về khả năng “vỡ bong bóng” của nhóm cổ phiếu công nghệ, viễn thông.

Nhiều ngân hàng thương mại trong nước đã đồng loạt giảm lãi suất huy động, có ngân hàng thực hiện 7 lần cắt giảm lãi suất với mức giảm cao nhất lên tới 1,05%, theo thống kê của Ngân hàng Nhà Nước.

Tập đoàn Dekko bị xử phạt hành chính 92,5 triệu đồng, do hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định.

Thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 25/3 tăng điểm, giới đầu tư đánh giá dữ liệu về niềm tin người tiêu dùng kỳ vọng Mỹ sẽ đưa ra lập trường chính sách thương mại linh hoạt hơn.

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng trở lại, giá vàng trong nước đã vượt ngưỡng 99 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước sáng nay 26/3 tiếp đà tăng, với vàng miếng SJC bán ra thị trường vượt mốc 98 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn 9999 sát mốc 99 triệu đồng/lượng.

Thao túng chứng khoán hay làm giá cổ phiếu là hành vi bị nghiêm cấm tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều cá nhân/tổ chức vẫn âm thầm lách luật khiến nhiều nhà đầu tư bị hớ.

Giá vàng thế giới ngày 26/3 tăng trở lại nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trước lo ngại suy thoái. Trong nước, giá vàng cũng tiếp đà tăng mạnh.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 25/3 đã công bố quyết định thành lập NHNN Khu vực 14, gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Bạc Liêu.

Giá vàng thế giới trong phiên chiều nay (25/3) tăng nhẹ so với phiên sáng, trong bối cảnh chính sách thuế quan không chắc chắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

Hình thức mua vàng online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, từ việc dễ mua phải vàng giả, vàng nhái, đến nguy cơ vi phạm quy định pháp luật.

Theo đà giảm của thế giới, giá vàng trong nước ngày 24/3 tiếp tục giảm.

VN-Index đã tăng 8,44 điểm sau 4 phiên giảm điểm liên tiếp.

Hiện nay số lượng doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận vốn vay còn hạn chế, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặt ra câu hỏi rất lớn về sự đồng đều trong phân bổ tín dụng đến khối doanh nghiệp tư nhân.

Vấn đề thao túng chứng khoán lại nóng lên khi hai cá nhân vừa bị phạt 1,5 tỷ đồng mỗi người vì thao túng cổ phiếu PDR của bất động sản Phát Đạt trong 4 tháng cuối năm 2022.

Khách hàng lỡ mua vàng tại đỉnh giá hiện đang chịu khoản lỗ lên tới 5,7 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC và 6 triệu đồng/lượng đối với vàng nhẫn.

Thị trường vàng thế giới tuần này chứng kiến nhiều biến động với đà tăng mạnh trong hầu hết các phiên giao dịch.

Kho bạc Nhà nước (KBNN) tiếp tục mua thêm 300 triệu USD từ các ngân hàng thương mại, nâng tổng lượng ngoại tệ mua vào từ giữa tháng 2 đến nay lên 1,1 tỉ USD.

Giá vàng trong nước tiếp tục giảm thêm từ 300 – 400 nghìn đồng/lượng.

Giá vàng miếng trong nước giảm 300.000 đồng/lượng ở cả hai, xuống quanh mức 94,4 - 97,4 triệu đồng/lượng.

Hai cá nhân thao túng cổ phiếu PDR đã bị phạt tổng cộng 3 tỷ đồng, cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn hai năm.

Thị trường chứng khoán có dấu hiệu chững lại và bước vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn, sau chuỗi 8 tuần tăng điểm liên tiếp.

Giá vàng thế giới đã ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp trong phiên giao dịch ngày 21/3 với mức tăng khoảng 1%, bất chấp sự điều chỉnh trong phiên cuối tuần.

Giá vàng thế giới và trong nước tiếp tục giảm trong ngày 22/3.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, chênh lệch mua - bán vàng giãn rộng lên tới 3,03 triệu đồng/lượng trong ngày 22/3 đang đẩy rủi ro cho người mua.

Cổ phiếu duy nhất liên quan đến vàng liên tục lao dốc, khiến giới đầu tư không khỏi bất ngờ.

Giá vàng hiện đã giảm về quanh mức 98 triệu đồng/lượng sau hai ngày tạo kỷ lục trên 100 triệu đồng/lượng, khiến nhiều người mua vàng lỗ nặng.

Cổ phiếu TPBank liên tục bị bán tháo chỉ sau hai ngày Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị TPBank Đỗ Anh Tú từ nhiệm, khiến vốn hóa giảm gần 3.400 tỷ đồng.

Giá vàng trong nước ngày 21/3 mất mốc 100 triệu đồng/lượng và giảm liên tiếp từ đầu giờ sáng.

VN-Index mở cửa phiên chiều 21/3 tiếp tục giằng co với bên bán chiếm ưu thế, khiến chỉ số không thể phục hồi và đóng cửa trong sắc đỏ.

Giá vàng trong nước ngày 21/3 tiếp đà đi xuống, trong bối cảnh giá vàng thế giới chững lại.

Giá vàng trong nước hôm nay 21/3 vẫn kéo dài chuỗi ngày tăng mạnh, các doanh nghiệp lại kéo giãn chênh lệch giữa hai chiều giao dịch.

Thị trường vàng ngày 20/3 tiếp tục có diễn biến sôi động khi buổi sáng giá vàng tăng vọt lên mức 101 triệu đồng/lượng, nhưng vào cuối giờ chiều lại có dấu hiệu hạ nhiệt, giảm giá.

Giá vàng chạm mức cao nhất mọi thời đại vào hôm nay sau khi Fed phát tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay.

Giá vàng trong nước ngày 20/3 tiếp tục tăng, kéo theo lượng khách đông đảo đến các cửa hàng mua vàng.

Giá vàng nhẫn trơn ngày 20/3 ghi nhận mức cao kỷ lục tiến sát ngưỡng 101 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới ngày 20/3 tiếp tục đà tăng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục giữ nguyên lãi suất.

Nhà đầu tư ngoại vẫn bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng, cao nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới ở mức 3.051 USD/ounce đã kéo giá vàng trong nước sáng 20/3 vượt qua ngưỡng 100 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn trơn trên thị trường ngày 19/3 vượt mốc 100 triệu đồng/lượng, là mức giá cao chưa từng có. Nhưng thực tế, giá vàng càng cao người dân mua càng khó, vậy nguyên nhân đằng sau chuyện này là gì?

Giá vàng trong nước ngày 20/3 tăng mạnh khi cả vàng miếng và vàng nhẫn đều được điều chỉnh bán ra ở mức tăng cao.