Nâng tầm giá trị thực phẩm chay (Mỗi xã một sản phẩm - ngày 10/04/2023)

Tính đến hết năm 2021, thành phố Hà Nội đã công nhận 1.650 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao, trở thành đơn vị dẫn đầu cả nước về số sản phẩm OCOP. Trong số các sản phẩm OCOP của huyện Đông Anh, có 27 sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm. Đặc biệt phải kể đến sản phẩm thực phẩm chay của cơ sở sản xuất chay sạch Chúc Hạnh.

User
Ý KIẾN

Được mệnh danh là 'nhà máy dinh dưỡng thu nhỏ', nấm là loại thực phẩm được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, thị trường nấm tiêu thụ trong nước lại đa số là nấm nhập khẩu. Với mong muốn nâng cao vị thế của cây nấm Việt, Công ty Thực phẩm Lý tưởng đã sáng tạo và phát triển rất nhiều các sản phẩm khác nhau từ những cây nấm Việt, đặc biệt là snack nấm. Hãy cùng 'Mỗi xã một sản phẩm' gặp gỡ chị Vũ Hoài Thu - người sáng lập thương hiệu để tìm hiểu về câu chuyện thú vị của những sản phẩm nấm nhé!

Sản phẩm bột sắn dây xứ đoài của Minh Khuê food không chỉ là thức uống mát lành được rất nhiều người Việt ưa chuộng, sử dụng thường xuyên. Đây là một trong những nguyên liệu để chế biến các món ăn ngon đậm chất Việt và được xem như một vị thuốc quý. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo về sản xuất thực phẩm an toàn; đặc biệt là được tham gia các chương trình quản trị doanh nghiệp do phòng kinh tế huyện tổ chức, Minh Khuê food đã xây dựng đồng bộ nhà xưởng, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP 4 sao huyện Hoài Đức.

Minh Khai được xem là cái nôi của nghề làm bún miến. Chỉ từ những loại nông sản quen thuộc như hạt gạo, củ dong, củ đót… người dân nơi đây đã sáng tạo ra nhiều loại bún miến khác nhau để chinh phục thị trường ở cả trong và ngoài nước. Từ năm 2019 đến nay, làng nghề bún miến Minh Khai đã có rất nhiều sản phẩm được gắn sao OCOP của thành phố Hà Nội và trở thành thương hiệu uy tín trong lòng người tiêu dùng cả nước.

Nghề làm mộc đã có tại làng Thiết Úng, xã Vân Hà huyện Đông Anh từ hàng trăm năm qua. Trải qua thời gian, mỗi người thợ, người nghệ nhân Thiết Úng lại tìm cho mình một hướng đi riêng để duy trì và phát triển nghề truyền thống. Trong đó, có cơ sở sản xuất của nghệ nhân ưu tú Đỗ Văn Cường với những sản phẩm gỗ mỹ nghệ độc đáo.

Sơn mài là một trong các chất liệu hội họa thuần Việt nhất trong lịch sử, tiêu biểu cho nghề truyền thống ở nước ta. Nhắc đến sơn mài, là người ta thường nghĩ tới làng nghề Hạ Thái ở Thường Tín hay Đình Bảng ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, ở làng cổ Đường Lâm, cũng có một nghệ nhân được người dân yêu quý đặt cho biệt danh 'Phù thủy sơn mài' bởi những tác phẩm đẹp mắt và sáng tạo của mình. Đó là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tấn Phát. Gần đây nhất, người nghệ nhân ấy đã cho ra mắt bộ sưu tập 1.000 tác phẩm mang hình tượng rồng để chào đón năm Giáp Thìn 2024.

Dù mỗi nhà mỗi khác nhưng có một điều chắc chắn là mâm cỗ nào cũng phải có khoanh giò, khoanh chả thì mới chuẩn là truyền thống. Và nhắc đến giò chả thì người ta cũng hay nghĩ ngay tới giò chả Ước Lễ trứ danh ở huyện Thanh Oai. Nhưng bây giờ người dân không cần đi xa đến thế, vì ở ngay Hoàng Mai đã có một cơ sở sản xuất giò chả chuẩn Ước Lễ mang tên Xuân Hương với rất nhiều chứng nhận OCOP 4 sao.

Nhắc đến Chương Mỹ, người ta thường nhớ ngay tới một vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng bãi, hồ, và hang động tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Không chỉ là nơi có nhiều địa danh đẹp để tham quan, mà Chương Mỹ còn có một đặc sản vô cùng nổi bật. Đó chính là ẩm thực với món nem phượng trứ danh.

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết nguyên đán Giáp Thìn, cùng với thịt mỡ, dưa hành và các món ăn cổ truyền, thì Khoai lang kén là một món ăn vặt, cũng là món khai vị thơm ngon được rất nhiều trẻ em và cả người lớn yêu thích. Trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu món Khoai lang kén Lục Hồng tại xã Thái Hoà, huyện Ba Vì, một sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao của thành phố Hà Nội.

Nhắc tới nghề đúc đồng, người ta thường hay nghĩ đến đúc đồng Ngũ Xã hay Đại Bái. Tuy nhiên, có một cơ sở đúc đồng khác tại xã Đại Áng huyện Thanh Trì, cũng đã có nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao, đó chính là đúc đồng Đại Áng. Vậy nghề đúc đồng tại đây có gì độc đáo?

Với mỗi người Việt Nam, hình ảnh đĩa giò, đĩa chả trên mâm cỗ ngày Tết đã trở nên rất quen thuộc và gắn bó từ xưa đến nay. Ngay giữa lòng Thủ đô, có một thương hiệu giò chả Ước Lễ đã tồn tại hơn 25 năm mà vẫn luôn nức tiếng vì sự thơm ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó chính là giò chả Ước Lễ Thủy Hùng. Điều đặc biệt nào đã giúp thương hiệu này được công nhận danh hiệu nghệ nhân?

Những chiếc túi thêu tay đều được ra đời bằng nhiều tâm huyết của những người thợ lành nghề. Hãy cùng tìm hiểu về sự ra đời của những chiếc túi thêu tay cũng như nét độc đáo của nghề thêu tại Thường Tín.

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết và hàng năm cứ đến khoảng thời gian này thì cơ sở sản xuất bánh mứt kẹo Phương Soát ở phường Chương Dương - quận Hoàn Kiếm lại tất bật hơn bao giờ hết để kịp đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Bánh mứt kẹo Tết được làm từ một thương hiệu truyền thống gắn chặt với nếp sống và thói quen của từng người dân Thủ đô trong suốt hơn 30 năm qua và còn đạt được chứng nhận OCOP 4 sao của UBND Thành phố.

Thường được treo ở vị trí trung tâm, nổi bật nhất trên bàn thờ của nhiều gia đình Việt, hình ảnh bộ cuốn thư, câu đối gỗ từ lâu đã trở nên quen thuộc, mang rất nhiều ý nghĩa về phong thủy, tài lộc cho gia chủ. Nhưng để có thể làm nên một bộ cuốn thư đẹp và tinh xảo thì cần rất nhiều thời gian và công sức của những đôi tay nghệ nhân tài hoa, khéo léo. Mời quý vị cùng đến thăm làng nghề truyền thống Sơn Đồng - huyện Hoài Đức để cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm được chế tác từ gỗ làm nên những sản phẩm tinh xảo này.

Nói đến Canh Nậu, Thạch Thất chúng ta sẽ nhớ ngay đến một nghề truyền thống là nghề mộc. Thời gian qua, hưởng ứng chương trình OCOP của TP Hà Nội và của huyện Thạch Thất thì Canh Nậu cũng đã có 3 chủ thể có rất nhiều sản phẩm đạt OCOP 4 sao. Và hôm nay trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm của Đài PT-TH Hà Nội, chúng ta sẽ cùng đến Canh Nậu để tìm hiểu về những sản phẩm này.

Nấm và nấm đông trùng hạ thảo là thực phẩm bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, trên địa bàn thành phố hiện có nhiều cơ sở trồng nấm và nấm đông trùng hạ thảo. Mời quí vị và các bạn cùng đến với một cơ sở trồng nấm đông trùng hạ thảo với các sản phẩm được đánh giá 4 sao của chương trình OCOP tại xã Sài Sơn huyện Quốc Oai.

Trong những năm trở lại đây, thú chơi cây cảnh ngày càng được nhiều người yêu thích. Những cây hoa giấy đầy màu sắc hay những chậu bon sai có dáng, thế thú vị được nhiều người chọn lựa. Nắm bắt được xu hướng của thị trường, HTX Nông nghiệp Trung Mầu, xã Trung Mầu, Gia Lâm đã đẩy mạnh phát triển lĩnh vực trồng và chăm sóc cây cảnh, đạt được nhiều chứng nhận OCOP của thành phố.

Có một làng nghề ở ngoại thành Hà Nội, nơi mà nắng nóng càng gay gắt thì người dân mới càng thấy vui, đó chính là làng nghề Bún Miến Minh Khai ở huyện Hoài Đức. Bởi lẽ nắng càng lớn thì bún miến sẽ càng nhanh khô và càng thơm ngon hơn. Với phương châm sáng tạo, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời đề cao chất lượng hơn số lượng, Bún Miến Minh Khai ngày càng được lòng người tiêu dùng nhờ các chứng nhận OCOP uy tín.

Mô hình sản xuất rau hữu cơ Vinh Hà đang là một điểm sáng của kinh tế phát triển nông nghiệp ở Phú Xuyên. Mô hình này đang có rất nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao, và nó không chỉ thay đổi tư duy sản xuất truyền thống của bà con nông dân, tạo ra những liên kết để kết nối sản phẩm với các doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao đời sống của người dân tại đây.

Nấm là một loại thực phẩm bổ dưỡng được rất nhiều người ưa thích. Trồng nấm không thực sự quá khó nhưng để có được nấm có chất lượng ổn định đòi hỏi sự đầu tư bài bản và quy mô theo hướng công nghiệp. Và trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm hôm nay, Ánh Dương sẽ cùng quý vị và các bạn tìm hiểu về một mô hình trồng nấm như vậy tại xã Minh Phú huyện Sóc Sơn, Hà Nôi.

Gốm sứ Bát Tràng vẫn luôn là cái tên lưu giữ tinh hoa nổi tiếng đất Kinh Kỳ từ xưa tới nay. Qua thời gian, những người nghệ nhân ở Bát Tràng không chỉ giữ gìn “lửa nghề” truyền thống mà còn sáng tạo ra những sản phẩm khác biệt, góp phần định vị thương hiệu Bát Tràng mạnh mẽ hơn nữa trên thị trường. Một trong số đó chính là nghệ nhân trẻ Nguyễn Huy Hoàng, người tiên phong trong lĩnh vực điêu khắc gốm, đổi mới các sản phẩm gốm làm từ đất đỏ.

Thị trấn Vân Đình huyện Ứng Hòa, nơi nổi tiếng với món vịt cỏ. Ngày nay các món ẩm thực từ vịt, người dân Vân Đình không chỉ làm các món vịt truyền thống mà còn có cách chế biến thành các món khác lạ trong đó có món "Chả Vịt". Trong chương trình hôm nay chúng tôi mời quý vị khán giả cùng tìm hiểu về món ăn độc đáo này.

Con giống bột hay còn gọi là tò he, là một loại đồ chơi rất thân thuộc với trẻ em Hà Nội xưa. Qua thời gian, với sự lên ngôi của đồ chơi công nghệ, tò he đã ít nhiều mai một. Nhưng, từ cái tâm của người con làng nghề Xuân La, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu đã dùng hết tâm huyết để từng bước khôi phục và cải tiến món đồ chơi truyền thống này và đạt được nhiều chứng nhận OCOP 4 sao.

Tại thôn Tri Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội nơi có nghề làm giò chả truyền thống. Để hiểu hơn về lịch sử hình thành cũng như sự phát triển của nghề truyền thống này, mời quý vị cùng theo dõi chương trình "Mỗi xã một sản phẩm". Trong chương trình ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành cũng như sự phát triển của nghề truyền thống này.

Trải qua nhiều biến động của thị trường trong hơn 100 năm tồn tại và phát triển, cho tới nay, các sản phẩm của làng nghề da giầy Phú Xuyên vẫn được người tiêu dùng ở khắp mọi nơi tin tưởng và đón nhận. Điều gì đã khiến cho những sản phẩm của làng nghề được đón nhận rộng rãi đến vậy?

Đôi dép cao su của bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến đã trở nên quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Quyết định từ bỏ vị trí Phó Giám đốc của một công ty lớn, anh Nguyễn Tiến Cường, Chủ cơ sở Vua dép lốp, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, quyết định phát triển doanh nghiệp của gia đình, mang đến cho đôi dép cao su những biến tấu mới giúp nó trở thành những phụ kiện thời trang cá tính mang bản sắc Việt.

Nói đến các món ăn ngon của huyện Đan Phượng, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới món nem Phùng. Quả thật, không biết từ bao giờ, nem Phùng đã trở thành món ăn ưa thích của rất nhiều người. Trong chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" hôm nay, mời quí vị và các bạn đến với cơ sở sản xuất nem Phùng Thái Cam để tìm hiểu về quy trình chế biến món ăn độc đáo này.

Tốt, rẻ, bền, đẹp và thân thiện với môi trường chính là 5 tiêu chí được người tiêu dùng đưa lên hàng đầu khi lựa chọn nội thất. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng đáp ứng được cả 5 tiêu chí ấy, khi mà sản phẩm bền và đẹp thì thường không rẻ và ngược lại. Anh Dương Văn Hải, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, đã phát triển thành công sản phẩm nhựa giả mây có thể đáp ứng tốt cả 5 tiêu chí trên và đạt được chứng nhận OCOP.

Làng Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín từ lâu đã được biết đến với nghề làm lược và đồ thủ công mỹ nghệ bằng sừng trâu, bò. Cùng "Mỗi xã một sản phẩm" ghé thăm cơ sở sản xuất của nghệ nhân Nguyễn Văn Sử, một trong những hộ làm lược sừng quy mô và lâu đời nhất ở Thụy Ứng để hiểu hơn về lịch sử của nghề làm đồ mỹ nghệ từ sừng cũng như những nét độc đáo của nghề chế tác mỹ nghệ từ sừng Thụy Ứng.

Sau 5 năm được triển khai ở Sóc Sơn, chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" đã và đang đem lại những hiệu quả rất tích cực tại địa phương này bởi nhiểu sản phẩm OCOP chất lượng, đặc biệt là ngành hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng được địa phương quan tâm phát triển theo chiều sâu, bền vững và hiệu quả.

Không hiểu từ bao giờ, cốm đã trở thành một thứ đặc sản riêng có của Hà Nội. Không chỉ vậy, từ sự sáng tạo của những người con của đất cốm Mễ Trì, cốm còn trở thành nguyên liệu chính để chế biến nhiều món ăn mới lạ, độc đáo.

HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tâm là một cơ sở sản xuất thịt lợn sạch nổi tiếng với nhiều sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao... Nhờ liên kết chuỗi sản phẩm OCOP, phát huy thế mạnh của từng sản phẩm nên các sản phẩm của HTX ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng và yêu thích.

Người xưa có câu “Ngọc bất trác bất thành khí”. Quả thật để từ những hòn đá xù xì thô ráp trở thành những tác phẩm điêu khắc mỹ nghệ là cả một quá trình sáng tạo của người thợ thủ công.

Những món đồ được làm từ mây hay tre đan vốn đã trở nên rất phổ biến, quen thuộc trong đời sống người Việt. Thế những tại làng nghề Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, những vật dụng tưởng đơn giản đó đang làm giàu cho người dân nơi đây.

Chăn nuôi là đã và đang được nhiều hộ nông dân áp dụng. Sự thay đổi phương thức sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực trong chăn nuôi.

Nói đến chợ Hàng Bè là nhắc tới những món ăn đậm chất của người Hà thành, và trong số đó không thể không nói tới món đặc sản cá kho. Giờ đây, món cá kho Hàng bè cùng với nhiều món đặc sản khác đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao, khẳng định hương vị đậm chất đặc trưng Hà Nội.

Cây tre đã gắn bó với đời sống và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, cây tre đã được biến thành những vật dụng quen thuộc, gần gũi và đặc biệt được đánh giá là sản phẩm thân thiện với môi trường, được nhiều thị trường ngoài nước ưa chuộng.

Nhờ công nghệ hiện đại, công dụng của tỏi không chỉ dừng lại ở chữa cúm mà các sản phẩm từ tỏi đã mang lại nhiều công dụng hơn như phòng ngừa tiểu đường, ung thư...

Đam mê với thực phẩm sạch chị Đỗ Ngọc Trâm đã xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất đậu tương sạch. Từ nguyên liệu đậu tương chị đã tạo ra điểm khác biệt cho những sản phẩm dân dã như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ, váng đậu tươi. Các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP tiêu chuẩn 4 sao của thành phố.

Là người đầu tiên dệt thành công lụa từ tơ sen, nghệ nhân Phan Thị Thuận (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã tìm ra cách điều khiển những con tằm tự dệt thành những thước tơ trên một mặt phẳng. Sản phẩm tơ sen là sự kết hợp của sự sáng tạo, kế thừa những tinh hoa, nhiệt huyết nhất. Lụa tơ sen đã đạt được chứng nhận sản phẩm OCOP của Thành phố.

Trải qua hơn 30 năm phát triển với nhiều khó khăn và thách thức, các nghệ nhân làng nghề Vân Lũng đã tạo ra đa dạng mẫu mã sản phẩm mành tre trúc che nắng, trang trí…Sản phẩm của làng nghề đã đạt chứng nhận OCOP và xuất hiện tại nhiều công trình kiến trúc.

Nhờ tập trung, ưu tiên nhiều hơn cho các sản phẩm chế biến sâu, các sản phẩm thảo dược đảm bảo độ thơm và dược tính. Các sản phẩm được dán tem OCOP giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi lựa chọn, nhờ đó thúc đẩy chương trình OCOP phát triển bền vững.

Từ nguyên liệu chính là cây tre, với bàn tay khéo léo của nghệ nhân Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã tạo ra những chú chuồn chuồn tre xinh xắn, sống động. Chuồn chuồn tre Thạch Xá còn được xuất sang các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Pháp…

Theo quan niệm của người dân, bánh gai Yên Sở thể hiện sự giao hòa giữa con người với trời đất. Chiếc bánh thơm mùi lá gai, ngọt mềm, dẻo ngậy lại thoang thoảng hương vị thân quen của đất bãi, ruộng đồng tạo nên thứ quà quê độc đáo, trở thành một trong những đặc sản ẩm thực của Hà Nội, được du khách nhiều nơi ưa thích.

Nhờ điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp, nên giống lúa nếp cái hoa vàng của xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh cho năng suất lúa đạt cao, bông lúa to, hạt sáng, thơm dịu và dẻo. Sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao năm 2019. Từ nếp cái hoa vàng, người dân nơi đây đã tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng riêng có của Thụy Lâm như xôi, bánh chưng, bánh gio...

Có màu đỏ sẫm, sóng sánh, hương vị đặc trưng, tương Dục Nội trở thành đặc sản nổi tiếng, gắn bó với đời sống văn hóa ẩm thực của người Việt. Mới đây, tương Dục Nội được UBND TP Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Từ đỗ xanh, đường kính, qua đôi bàn tay khéo léo của người dân xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã trở thành món quà quê bày lên mâm cúng tổ tiên, hay mang ra mời khách ngày Tết. Món chè kho đã trở thành nét đặc trưng, gợi nhớ nhiều kỷ niệm với các thế hệ của người dân nơi đây.