Quốc hội thảo luận các giải pháp tăng trưởng kinh tế
Hôm nay (29/5), Quốc hội thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.
Các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ, thẩm tra của các cơ quan Quốc hội về kết quả kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và những tháng đầu năm 2024.
Các đại biểu ghi nhận trong bối cảnh đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế vĩ mô của đất nước vẫn giữ ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm, giải ngân vốn đầu tư công và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được đẩy mạnh, tạo cơ sở cho quá trình phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Các đại biểu nhận định các chính sách với người có công, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, giảm nghèo đạt kết quả tích cực; chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục nâng cao; tập trung phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; công tác phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chỉ đạo quyết liệt, ttừng bước khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng được chú trọng và thực hiện hiệu quả.
Đại biểu đề nghị tập trung kiểm soát lạm phát, tỷ giá; đảm bảo cung ứng và bình ổn các mặt hàng thiết yếu, chấn chỉnh thị trường vàng; thúc đẩy chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ; triển khai hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia; rà soát và kịp thời đề ra các giải pháp để thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng theo phương thức đối tác công tư.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Sáng 25/12, “Báo cáo Kinh tế TP.HCM: Phục hồi và sẵn sàng sang kỷ nguyên mới” do Đại học Kinh tế TP.HCM và Cục Thống kê TP.HCM phối hợp thực hiện đã chính thức ra mắt. Trong đó đã chỉ ra 3 thách thức mà TP.HCM sẽ phải đối diện trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV.
Sáng 25/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu HĐND thành phố đơn vị bầu cử số 2 (quận Hoàn Kiếm) đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố khóa XVI.
Chiều 25/12, Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; cải cách tư pháp năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức với nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước tại Nhà tang lễ Quốc gia.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của thành phố thăm, chúc Tết cấp ủy, đơn vị trực thuộc; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp bằng mọi hình thức.
Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, coi đây là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc thành phố tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp về chống lãng phí. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết với nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.
Sáng 25/12, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức Hội thảo "65 năm kết nối kiều bào với đất nước và 20 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài".
Năm 2024 là tròn 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (hay còn gọi là UNCLOS 1982) chính thức có hiệu lực. Công ước là nền tảng để các nước cùng hợp tác quản trị đại dương một cách có trật tự và bền vững.
Chiều qua 24/12 (theo giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.
Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.
Chiều 24/12, tại nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp để xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách.
Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã làm việc với đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban Đảng, đơn vị sự nghiệp, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương về tình hình tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW:
Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.
Đại tướng Nguyễn Quyết là người cộng sản kiên trung, dám nghĩ, dám làm. Ông là con người của quyết định lịch sử. Tháng 11/1944, Đảng và Bác Hồ chỉ định ông Nguyễn Quyết, khi đó mới 22 tuổi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Chiều 24/12, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ thành phố Nguyễn Lan Hương cùng tổ đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 – Kỳ họp thứ 20, tại quận Tây Hồ.
Tính đến 14h ngày 23/12/2024, toàn bộ các cơ quan, ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao chủ trì xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương đã hoàn thiện và gửi đề án về Ban Chỉ đạo Trung ương.
Bộ Y tế đang khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao trong công tác tiếp nhận các nhiệm vụ từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng thời triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Bí thư Nguyễn Quyết và Thành ủy Hà Nội đã không thụ động chờ đợi, không ỷ lại, mà dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng trong tình thế cấp bách ở một thời cơ có một không hai trong lịch sử. Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội đã từ trần vào hồi 21 giờ 9 phút ngày 23/12/2024.
Sáng 24/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.
Tại Hội thảo thành tựu và những dấu ấn nổi bật của Quốc hội khóa XV được tổ chức chiều 23/12, những điểm nhấn về công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã được các chuyên gia, nhà khoa học thảo luận, tổng kết đánh giá.
Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút, ngày 23 tháng 12 năm 2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Sáng 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Thấm nhuần tư tưởng “Kính Chúa yêu nước”, đồng bào Công giáo Thủ đô luôn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết một lòng xây quê hương ngày càng giàu mạnh.
Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 vừa diễn ra tại sân bay Gia Lâm, hàng trăm loại vũ khí, khí tài của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.
Nhân dịp lễ Giáng sinh 2024, chiều 23/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến thăm, chúc mừng Tòa Tổng giám mục Hà Nội.
Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam năm 2024, Việt Nam tự hào mang đến những sản phẩm vũ khí quân sự công nghệ cao do chính các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu, phát triển và sản xuất.
Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Bộ Quốc phòng thông báo triển lãm quốc phòng sẽ được kéo dài thời gian mở cửa một số gian hàng, mở cửa thêm một ngày đến hết 23/12.
Hơn 5 năm chiến đấu, ông Nghiêm Xuân Đán (thôn Tri Chỉ, xã tri Trung, huyện Phú Xuyên) là người có thành tích chiến đấu đặc biệt xuất sắc, là chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng tên lửa A72 tại chiến trường miền Đông Nam bộ.
Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.
Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
0