Vinh quang nghề giáo

"Có một nghề bụi phấn bám đầy tay, ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất, có một nghề không trồng cây vào đất, mà cho đời những đóa hoa thơm". Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, người cô.

Thầy cô giáo hết lòng vì học sinh

Xã Minh Châu, huyện Ba Vì nằm ở bãi giữa sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km. Mỗi mùa nước lên, cả xã bị cô lập, Minh Châu vì thế được gọi là xã đảo. Việc giao thông với bên ngoài phụ thuộc vào con thuyền, bến phà.

6 giờ sáng mỗi ngày, cô giáo Nguyễn Thị Huyền (xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ) đều đặn từ nhà đi đến trường THCS Minh Châu, nơi cô dạy học. Quãng đường gần 30 cây số và cô phải đi qua bằng phà mỗi ngày.

Thế nhưng, dù mưa dù nắng, mùa cạn hay mùa lũ, mỗi ngày, những thầy giáo, cô giáo như cô Huyền, từ các địa phương khác, đều đặn đi về nơi xã đảo còn nhiều gian khó nhất của huyện Ba Vì để dạy chữ, rèn người cho lớp lớp học trò.

Cô giáo Nguyễn Thị Huyền dạy môn Ngữ văn. Như bao người yêu văn học, cô tâm niệm văn học là nhân học. Hàng ngày không chỉ dạy cho học sinh cách cảm thụ văn thơ, cô còn dạy cho học trò của mình cách thức tu dưỡng tâm hồn, đối nhân xử thế.

Cô Phùng Thị Thu Hương là giáo viên tiểu học ở ngôi trưỡng xã đảo Minh Châu. Không sống tại xã đảo nên hàng ngày phải di chuyển quãng đường xa, cô vẫn không ngại ngần gắn bó và tận tâm với nghề, cùng đội ngũ đồng nghiệp giúp các em học sinh ở đây có cơ hội tiếp cận với tri thức và phát triển. Với công việc giảng dạy tại trường tiểu học, thời điểm rời nhà tới trường của cô Hương phải sớm hơn và trở về nhà cũng muộn hơn so với giáo viên khác.

Không chỉ dạy con chữ mà cô còn dạy các em yêu quý quê hương, biết giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của xã đảo. Dù còn nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất nhưng cô Huyền, cô Hương và nhiều thầy cô giáo vẫn kiên trì bám lớp, bám trường, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho học trò. Mong muốn học sinh ngày càng tiến bộ, có kết quả học tập tốt nên ngoài giờ học chính khóa vào buổi sáng, thì buổi chiều hàng ngày, các cô giáo đều dành thời gian phụ đạo miễn phí cho những học sinh có lực học chưa tốt.

Cô giáo Hương chia sẻ: "Tôi cùng một số giáo viên khác phụ đạo các em. Tôi rất yêu người Minh Châu. Các con rất thảo kính với cô. Tôi quyết định ở đây lập nghiệp và mong sao sẽ gắn bó mãi ở nơi đây để giúp nơi này phát triển hơn".

Khi nói về nỗi gian truân đò giang cách trở, các thầy cô đều có chung câu trả lời: "Đi mãi rồi cũng quen”. Tinh thần hiếu học của học trò, tình cảm của người dân xã đảo khiến ngọn lửa yêu nghề của các thầy cô thêm nồng cháy, giúp họ kiên tâm vững bước trên hành trình dạy chữ dạy người trên mảnh đất Minh Châu.

Một người thầy đáng quý

Mang nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang đã gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn biết bao nhiêu thế hệ học sinh trường Marie Cuire Hà Nội. Khi ấy học trò nghèo, thầy Khang cũng rất nghèo, tình cảm, sự quan tâm thầy trò dành cho nhau đầy dung dị.

Thầy Khang bước vào nghề giáo như muôn vàn nhà giáo khác ở vào thời điểm đó, với tấm bằng cử nhân, không học hàm, học vị, không danh hiệu, có khác chăng là tình yêu thương học trò, niềm đam mê công việc nhiều phần khác biệt, đầy đặn và sâu sắc theo cách của riêng mình. Sự kính trọng và lòng biết ơn từ những học trò mà thầy đã chăm sóc, dẫn dắt chính là phần thưởng vô giá mà thầy được nhận lại.

Trong số biết bao thế hệ học sinh, có một cô học trò đặc biệt vẫn nhớ mãi về thầy Khang. Đó là Tống Liên Anh - một diễn giả, dịch giả và chuyên gia giáo dục nổi tiếng. Cô học trò giờ đã lớn khôn, thành đạt nhưng vẫn mãi khắc ghi những bài học giản dị từ người thầy đã giúp cô định hình triết lý giáo dục của riêng mình.

Câu chuyện của Liên Anh là minh chứng cho những gì mà thầy Khang đã âm thầm gieo vào tâm hồn học trò suốt bao thế hệ hơn 30 năm qua. Với thầy Khang, giáo dục không chỉ là truyền thụ kiến thức. Thầy luôn tin rằng nhiệm vụ của người thầy là bồi đắp nhân cách, tạo nên những con người tử tế. Mỗi lớp học, mỗi giờ lên lớp đều là một cơ hội để thầy truyền cảm hứng, để thắp sáng tâm hồn học sinh bằng tình yêu.

Tình thương của thầy Khang không chỉ lan tỏa trong không gian mái trường, lớp học của mình. Thầy đã nhiều lần âm thầm giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, trao gửi yêu thương đến những nơi cần giúp đỡ. Như người cha, người ông luôn chở che; như người thầy giúp các học sinh nghèo, các em nhỏ vùng xa, vùng khó khăn, thầy Nguyễn Xuân Khang mong muốn mọi trẻ em đều được đến trường, được tiếp cận tri thức.

Thầy Khang trong mắt nhiều thế hệ giáo viên, học sinh Marie Cuire không chỉ là người thầy mà còn là người ông, người cha, người bạn. Những giá trị mà thầy đã gieo mầm, những nhân ái, yêu thương bền bỉ mãi là nền tảng cho nhiều thế hệ tiếp nối. Như ngọn đuốc được thầy thắp lên với bao ước vọng, sẽ sáng mãi tới cả mai sau.

Giáo dục Hà Nội giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước

Trong 70 năm qua, với sự nỗ lực xây dựng, đổi mới, sáng tạo không ngừng của các thế hệ lãnh đạo, nhà giáo, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, xứng tầm là trung tâm giáo dục lớn; nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực quan trọng cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô, đất nước.

Hiện thành phố có gần 3 nghìn trường mầm non, phổ thông các cấp, gần 2,3 triệu học sinh và gần 130.000 giáo viên. Hà Nội là một trong 4 tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông toàn thành phố đạt 99,81%, nằm trong tốp 10 các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Giáo dục và Đào tạo Thủ đô luôn giữ vững và đi đầu trong việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Để có được những kết quả đáng tự hào đó là sự đóng góp đầy tâm huyết và sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý toàn ngành. Đến nay, 100% cán bộ quản lý giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó tỷ lệ trên chuẩn của các cấp học đạt từ 91,7% đến 100%. Toàn ngành vinh dự có 7 nhà giáo được phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân và 335 nhà giáo được vinh tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.

Khởi nguồn từ những lớp bình dân học vụ, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô hiện nay đã phát triển cả về "lượng" và "chất", luôn tiên phong đổi mới và khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước, hướng đến vươn tầm khu vực và quốc tế. Thành quả đó có được từ sự nhất quán, kiên trì trong thực hiện chủ trương coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, luôn là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư trong mọi giai đoạn.

User
Ý KIẾN

Học viện Phụ nữ Việt Nam vừa tổ chức vòng chung kết toàn quốc cuộc thi “Genesis - Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên 2024” vào sáng 19/11.

Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2003, phương pháp giáo dục Montessori đã trở thành từ khóa “hot” được đông đảo các bậc phụ huynh quan tâm, lựa chọn.

Trải qua 70 năm phát triển, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước với nhiều thành tích nổi bật trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và số lượng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.

Sáng 19/11, chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, trường Tiểu học Dịch Vọng A (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường và đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.

"Có một nghề bụi phấn bám đầy tay, ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất, có một nghề không trồng cây vào đất, mà cho đời những đóa hoa thơm". Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, người cô.

Sáng 19/11, quận Thanh Xuân đã tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong năm học 2023 - 2024.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã về việc không tổ chức đón, tiếp khách và nhận hoa chúc mừng nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

UBND quận Hai Bà Trưng đã tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam; tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo quận năm 2024.

Sáng 18/11, huyện Thạch Thất đã tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024 và kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Ngày 17/11, huyện Phúc Thọ tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.

Sáng 17/11, Trường THPT Lưu Hoàng, huyện Ứng Hòa tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và đón nhận Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội.

Ngày 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tham dự và phát biểu tại buổi lễ.

Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã phối hợp với Công an thành phố tổ chức Chương trình tập huấn, tuyên truyền sử dụng điện an toàn, hiệu quả; phòng chống cháy nổ, phòng ngừa tai nạn điện và kỹ năng thoát hiểm khi có xảy ra các đám cháy cho các em học sinh huyện Gia Lâm.

Sáng 17/11, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường (1994 - 2024) và chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Giáo dục quận Hà Đông đã từng bước đổi mới toàn diện; từ việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đến xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, yêu nghề và tâm huyết với học sinh. Đây là nền tảng quan trọng để ngành Giáo dục quận chăm lo, phát triển sự nghiệp “trồng người”.

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình tuyên dương các Hiệu trưởng và giáo viên làm Tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.

Trong không khí kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.

Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu 2024.

Trong không khí ấm áp, Trường THPT Lam Hồng - Sóc Sơn tổ chức lễ kỷ niệm đánh dấu 25 năm thành lập và phát triển.

Sáng 16/11, Trường Cao đẳng công nghệ cao Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2024 - 2025. Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tới dự.

Sáng nay, 16/11, trường THPT Kim Liên tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tham dự có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng lãnh đạo sở, ngành của thành phố và quận Đống Đa.

Bộ GD&ĐT mới ban hành Thông tư số 13/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Ngày 15/11, quận Tây Hồ tổ chức lễ Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành GD&ĐT quận năm 2024.

Quận Hoàng Mai vừa tổ chức lễ tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu chào mừng kỉ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục đào tạo Hà Nội và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Sáng nay, 16/11, trường THPT Kim Liên tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương lao động hạng nhất. Tham dự có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng lãnh đạo sở, ngành của thành phố và quận Đống Đa.

Sáng qua, 15/11, trường phổ thông Hermann Gmeiner, Hà Nội - ngôi trường mang tên người sáng lập ra Làng trẻ em SOS đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập.

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), huyện Đan Phượng tổ chức biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, những nhà giáo tiêu biểu của ngành giáo dục huyện năm 2024.

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chiều 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt các nhà giáo, đại diện cho 251 nhà giáo tiêu biểu năm 2024.

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Chiều 15/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức lễ tổng kết cuộc thi "Sáng tác ca khúc dành cho học sinh" nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, với sự tham dự của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, lãnh đạo một số vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Trong không khí hân hoan chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng nay, 15/11, trường THCS Thái Thịnh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, đón nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND Thành phố Hà Nội.

Sáng 15/11, quận Hà Đông tổ chức 70 năm Ngày truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Dự lễ kỷ niệm có nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và THPT.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục - đào tạo Thủ đô và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngành giáo dục có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh nghề dạy học và tri ân các nhà giáo, tạo không khí thi đua, phấn khởi cho học sinh và đội ngũ nhà giáo.

Những năm gần đây, Hà Nội đang thực hiện triển khai mô hình trường học xanh, qua đó, đưa ra những bài học về tiết kiệm năng lượng, phát triển không gian xanh, giảm thiểu rác thải.

Tiếng Nga hiện đang được dạy ở gần 40 cơ sở giáo dục của Việt Nam, từ bậc THPT đến đại học và nhiều nhất là trong các học viện của quân đội, dù tiếng Nga hiện không còn chiếm vị trí số một trong số các ngoại ngữ được người Việt Nam chọn học.

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đang tích cực triển khai lồng ghép giáo dục STEM, bước đầu tạo chuyển biến trong dạy và học tại các nhà trường.

Tối qua 12/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp công nghệ và tổ chức cuộc thi "Tài năng sinh viên IT". Sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình đào tạo, phát triển và tìm kiếm tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Học viện.

Hà Nội đang phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế. Trong thời gian qua, việc phân cấp phân quyền đã được đẩy mạnh, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Số trường không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ từ mùa tuyển sinh năm 2025 tiếp tục tăng. Ngoài các trường đại học top đầu như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội..., còn có các trường đại học top giữa và các trường đại học địa phương, như Đại học Nha Trang.

Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam.

Sáng 12/11, Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD-ĐT thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Chương trình có sự tham gia của 3.500 đại biểu đại diện các trường mầm non, phổ thông và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 Đài Hà Nội, đồng thời, kết nối trực tuyến với các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố, trên các nền tảng ứng dụng số và mạng xã hội.

Sáng 11/11, tại TP. HCM đã diễn ra buổi gặp mặt nhà giáo đi B và nhà giáo nội đô nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Giờ đây, các thầy các cô đã ngoài 80 nhưng tinh thần thì vẫn vẹn nguyên như khi ‘xếp bút nghiên, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước’.