Ấn tượng điêu khắc gốm về linh thú của Trần Nam Tước

Gần 100 tác phẩm điêu khắc gốm đặc sắc đang được trưng bày trong triển lãm “Linh thú thời nay” của nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước.

Triển lãm “Linh thú thời nay” đánh dấu 32 năm Trần Nam Tước theo đuổi nghề gốm và đề tài linh thú. Các tác phẩm được anh thực hiện trong quãng thời gian làm nghề với nhiều hình tượng như: Kỳ lân, ngựa chầu, linh kê…

Triển lãm "Linh thú thời nay" đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Gần 100 tác phẩm tại triển lãm thể hiện sự kết hợp những yếu tố tạo hình của hội họa, ngôn ngữ của điêu khắc trong sáng tạo kiểu dáng, sự kế thừa tinh hoa gốm Bát Tràng truyền thống với những tìm tòi, sáng tạo mới trong màu men, hình khối của tác giả. Thông qua đó, các tác phẩm chuyển tải thông điệp ý nghĩa về truyền thống văn hóa, lịch sử Việt Nam qua hình tượng các linh thú. Tiêu biểu có các tác phẩm: “Ngựa chầu”, “Cá rồng”, “Ngược dòng”, “Lân sư- đồng bản”, “Long ngư - đồng bản”…

Nhiều tác phẩm điêu khắc gốm gây ấn tượng mạnh với giới chuyên môn và công chúng.

Theo nghệ nhân, tính linh hoạt của chất liệu gốm giúp anh chế tác được nhiều hình dáng. Điều khó khăn nhất là làm sao để những tác phẩm ấy có linh hồn, đại diện cho phong cách và năng lực của bản thân. Những tác phẩm được nghệ nhân Trần Nam Tước sử dụng chất liệu men truyền thống, phát triển bằng việc biến đổi màu sắc và kiểu dáng phù hợp với thời nay.

Để làm nên một tác phẩm, tác giả phải trải qua ít nhất 7 công đoạn. Đầu tiên, phác thảo hình hài dựa vào những điển tích, ca dao. Sau đó, Trần Nam Tước vẽ thiết kế, dựng hình, tạo khuôn, sản xuất, vào men màu và cuối cùng là nung đốt.

Triển lãm “Linh thú thời nay” đánh dấu 32 năm Trần Nam Tước theo đuổi nghề gốm và đề tài linh thú.
Tác phẩm "Đầu rồng phỏng cổ": quà tặng Tổng thống Barack Obama 2016.
Thông qua triển lãm, nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước mong muốn mang đến cho cộng đồng những góc nhìn xưa và nay về những linh thú - biểu tượng văn hóa của các dân tộc.
"Linh kê" - Mmột trong những tác phẩm nghệ nhân Trần Nam Tước tâm đắc nhất.
Tác phẩm: "Chở - qua sông Hằng nhớ công Cha".

Triển lãm “Linh thú thời nay” quy tụ nhiều tác phẩm gây ấn tượng mạnh với giới chuyên môn và công chúng đến thưởng lãm. Trong đó, một số sản phẩm nổi bật của nghệ nhân Trần Nam Tước gồm: Bộ Lân Nghê đoạt giải Sản phẩm tiêu biểu Cúp Thăng Long 2010, Đầu Rồng được chọn làm quà tặng Tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2016, bộ cửa Trung Hiếu Môn thắng giải nhất Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2019.

Triển lãm “Linh thú thời nay” sẽ mở cửa đến hết ngày 20/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.

Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.

Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).

Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm

Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.