Bắc Bộ trải qua tháng 7 mưa lũ lớn lịch sử

Miền Bắc vừa trải qua tháng 7 mưa lũ khốc liệt, mưa lớn lịch sử trong vòng 45 năm qua, đã gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Thống kê lượng mưa tại Bãi Cháy của Quảng Ninh, Cò Nòi và thành phố Sơn La của tỉnh Sơn La trong tháng 7 năm nay cao nhất trong 45 năm qua.

Bắc Bộ trải qua tháng 7 mưa lũ lớn nhất trong những năm được thống kê.

Hàng loạt các điểm đo mưa khác như Chi Nê tại Hòa Bình, Phố Ràng thuộc Lào Cai, Hoài Đức ở Hà Nội, thành phố Hưng Yên và thành phố Ninh Bình cũng đo được lượng mưa lớn kỷ lục.

Mưa lũ, sạt lở, ngập úng, lũ quét đã khiến 30 người thiệt mạng, mất tích trong đợt mưa lớn vào nửa cuối tháng 7 ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Thái Nguyên và thành phố Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.