Cả làng rộn rã đi xin lửa "lấy đỏ" đầu năm mới

Theo quan niệm truyền thống của người dân làng An Định, Hà Đông (Hà Nội) nếu xin được lửa (hay còn gọi là lấy đỏ) từ đình làng mang về nhà vào tối ngày 11 tháng Giêng thì gia đình sẽ luôn bình an, mạnh khỏe và làm ăn phát đạt trong năm mới.
Đã thành truyền thống bao đời nay, cứ vào tối 11 tháng Giêng, người dân làng An Định (Hà Đông, Hà Nội) lại háo hức tập trung tại đình làng để xin lửa, "lấy đỏ" cầu may mắn cho cả năm. 
Theo phong tục, lễ hội của làng An Định bắt đầu từ ngày mùng 7 Tết, nghi thức hóa vàng diễn ra vào ngày giã hội 11 tháng Giêng. Toàn bộ số vàng mã người dân cúng tiến trong năm được đem ra đốt giữa sân đình, người dân xin lửa đó mang về nhà gọi là "lấy đỏ".
20 giờ 45, các cụ cao niên trong làng đứng ra thực hiện các nghi lễ truyền thống trước ban thờ Thành hoàng làng.
Ngoài sân đình, hàng trăm người dân háo hức chờ đợi đến giây phút được xin lửa.
Anh Lê Hữu Đoàn phấn khởi cõng con trai ra đình "lấy đỏ". "Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hai năm vừa rồi làng không tổ chức lễ hội. Năm nay lễ hội được tổ chức trở lại nên tôi cố gắng ra từ sớm để được cảm nhận không khí đông vui đầu Xuân mới", anh Đoàn chia sẻ.
Đúng 21 giờ, toàn bộ vàng mã được đưa ra sân đình.
Lửa mồi được cụ thủ từ lấy trên ban thờ bằng một cây sào dài.
Trong phút chốc, hàng trăm người dân háo hức lao vào lấy lửa. 
Bất chấp cái nóng, ai cũng cố gắng lấy lửa thật nhanh, ai cũng muốn được chia lửa đầu tiên.
Ngay sau khi lấy được lửa, người dân vội vã trở về nhà nhanh nhất có thể.
Niềm phấn khởi hiện rõ trên khuôn mặt những người dân làng An Định khi đã xin được lửa, háo hức trở về nhà khi đã lấy được "đỏ" .
Điều đặc biệt của lễ hội "lấy đỏ" đó là dù rất đông nhưng chưa bao giờ xảy ra chuyện chen lấn, xô đẩy, tranh giành. Mọi người đều nhẹ nhàng chia lửa cho nhau để ai cũng có lửa mang về nhà.
Những nén hương mang từ đình về được người dân thành kính dâng lên ban thờ. "Năm nào gia đình tôi cũng ra đình làng xin lửa, "lấy đỏ" đầu năm để cầu mong cho gia đình một năm mới thuận buồm xuôi gió, bình an và hạnh phúc", anh Nguyễn Văn Quân nói.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 40ha trồng đào ở Nhật Tân, làng đào nổi tiếng của Hà Nội, gần như bị cơn bão số 3 (Yagi) phá hủy hoàn toàn.

Nối huyện Đông Anh với quận Long Biên, cầu Đông Trù không chỉ nổi bật bởi vai trò giao thông quan trọng mà còn gây ấn tượng mạnh với thiết kế độc đáo.

Với mục tiêu thay đổi diện mạo của Thủ đô, thời gian qua thành phố đã đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị và cải tạo cảnh quan môi trường, mang đến cho người dân một không gian sống chất lượng.

Sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 vừa qua, hoa giấy ở làng nghề Phù Đổng, huyện Gia Lâm, đã khoe sắc trở lại. Thời điểm này, người trồng hoa đang tất bận chuẩn bị cho Lễ hội 'Sắc hoa trên miền di sản' được tổ chức thường niên vào tháng 11 hàng năm.

Mỗi khi chiều buông nắng, nếu có dịp đến ngã ba sông Hồng - sông Đuống, bạn sẽ được chứng kiến khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.

Hoa ngâu - loài hoa đặc biệt bởi chẳng có cánh mà hoa cứ tròn như hạt, như nụ. Bởi vậy mà các cụ cao niên thường gọi là nụ ngâu, chứ không gọi là hoa ngâu. Những bông hoa nhỏ xíu và chúm chím như nụ cười duyên của nàng thôn nữ.