Cần thay đổi để Luật Dược đi vào cuộc sống

Thuốc là mặt hàng đặc biệt, vì vậy, để Luật Dược sửa đổi thực sự đi vào cuộc sống, giải quyết được những bất cập, thì nhiều đại biểu chưa đồng tình với dự án sửa đổi Luật được đưa ra trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Bà Trần Thị Nhị Hà, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho biết: "Chúng tôi mong muốn là có những biện pháp quản lý đặc thù của luật chuyên ngành thay cho những biện pháp quản lý giá được quy định trong Luật giá. Đây là nội dung chúng tôi kỳ vọng ở Luật Dược sửa đổi lần này để có tính đột phá, để quản lý giá thuốc thuốc nhất để người dân được sử dụng thuốc an toàn với giá hợp lý".

Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho hay: "Để phát triển ngành công nghiệp Dược trong nước là chính sách quan trọng mà khi sửa đổi Luật dược cần tính đến. Tuy nhiên trong dự thảo Luật đã đưa ra một số chính sách nhưng dường như chúng ta chưa quan tâm lắm, chưa thực sự đủ mạnh".

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: "Tất cả sửa đổi trong đó liệt kê ra thì nhiều, nhưng dường như chỉ sửa phần ngọn, mà gốc rễ vấn đề vẫn còn đó: khả năng cung ứng thuốc, tình trạng bán thuốc kê đơn vô tội vạ ở các nhà thuốc, tình trạng trà trộn thuốc giả, thuốc kém chất lượng..."

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước tình trạng hàng loạt người dân bị lừa đảo dưới hình thức giả mạo người giao hàng, nhiều ý kiến cho rằng cần thực hiện định danh cuộc gọi người giao hàng hoặc chỉ cho phép liên hệ với khách hàng qua ứng dụng chính thức do nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hoặc người bán hàng cung cấp.

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Chansamone Chanyalath đã cùng các thành viên hai đoàn diễn tập liên hợp đánh bắt tội phạm ma túy qua biên giới Việt Nam - Lào.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa công bố tình huống khẩn cấp sạt lở núi Pha Kham tại bản Hạ, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn.

Sáng 23/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ 19, cho ý kiến vào ba nội dung quan trọng, trong đó có bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy khóa XVII.

Sáng nay, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm giai đoạn 2024 – 2025, nhằm tạo chuyển biến thực chất trong nhận thức và hành động của người tiêu dùng, người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.