Cẩn trọng với hàng hoá nguy hiểm rao bán trên mạng
Gõ thử từ khóa “bóng nổ” trên một sàn thương mại điện tử, chị Hóa rất bất ngờ khi thấy hiện ra hàng ngàn kết quả. Dù đồ chơi này đã được cơ quan chức năng cảnh báo về tính độc hại nhưng nó vẫn được bán tràn lan trên mạng
Chị Nguyễn Thị Hoá, quận Nam Từ Liêm chia sẻ: "Khi biết được thông tin vụ ngộ độc của 19 học sinh ở Vĩnh Long, tôi liền lên mạng tra thông tin về vụ việc này thì thấy các sản phẩm này được rao bán trên mạng rất tràn lan, con tôi đang ở lúa tuổi tò mò nên cũng vào để đặt mua, tôi rất lo lắng chưa biết làm thế nào..."
Thử liên hệ với một người bán sản phẩm bóng nổ, còn có tên gọi khác là bóng thối trên sàn thương mại điện tử này, ngỏ ý muốn mua số lượng lớn, phóng viên nhận được câu trả lời: số lượng bao nhiêu cũng có và sẵn sàng giao ngay.
Người bán được liên hệ qua điện thoại cho biết: "Với số lượng 5000 chiếc thì hàng có sẵn, tầm 3 đến 5 ngày là có hàng, và vận chuyển theo ship đơn và vận chuyển một cách đơn giản..."
Trên sàn thương mại điện tử, các sản phẩm dành cho trẻ em kiểu như bóng nổ này thường có màu sắc rất bắt mắt, nội dung quảng cáo hấp dẫn, do đó rất dễ kích thích trí tò mò của cư dân mạng, đặc biệt là các em học sinh.
Em học sinh chia sẻ: "Đôi khi em thấy các bạn đặt mua các mặt hàng dó được xuất xứ từ Trung Quốc một cách dễ dàng qua shoppe hoặc Lazada, facebook... các bạn mua vì có hình ảnh bắt mắt."
Hiện nay, công tác tiền kiểm đối với hàng hóa trước khi được đăng lên các sàn thương mại điện tử chưa được kiểm soát. Bản thân các “chợ online” này cũng chưa nêu cao được vai trò trách nhiệm của mình trong việc xử lý những tài khoản bán hàng kém chất lượng. Dù khách hàng có thể báo cáo về những tài khoản này nhưng việc xử lý chỉ như muối bỏ bể.
Ông Nguyễn Bình Minh, Uỷ viên hiệp hội TMĐT Việt Nam cho biết: "Với số lượng người bán và người mua mới tham gia vào thì sàn mỗi ngày một đông, và số lượng giao dịch bùng nổ nên việc kiểm soát sẽ kém hiệu quả, chính vì vậy dù thắt chặt đến bao nhiêu, gỡ bỏ bao nhiêu sản phẩm cũng không thể kiểm soát nổi..."
Vụ ngộ độc bóng nổ ở Vĩnh Long vừa qua chỉ là một trong số rất nhiều các sự vụ không mong muốn do sử dụng các loại hàng hóa được rao bán online. Việc mua bán quá dễ dàng mà thiếu đi các công cụ quản lý, khiến cho thương mại điện tử dù là mảnh đất màu mỡ nhưng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Và mối nguy sẽ càng trở nên lớn hơn khi mà nhiều khách hang là học sinh, có thừa sự tò mò và hăng hái nhưng lại thiếu kiến thức và sự cẩn trọng.
VN-Index không chỉ rời xa ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.300 điểm mà còn lùi về dưới 1.250 điểm - mốc thấp nhất trong tháng. Thị trường đang trải qua giai đoạn suy yếu rõ rệt khi lực cầu không đủ mạnh để cân bằng áp lực bán ra ngày càng lớn.
Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.
Trong 10 tháng của năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt doanh thu ước tính 137.157 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch năm.
Trong khoảng một tháng trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử xôn xao về một App mua sắm mới, đó là Temu - một nền tảng mua sắm của doanh nghiệp điện tử Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn còn không ít hoài nghi khi Temu xuất hiện rầm rộ nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?
Bất chấp những thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý III.
0