Cảnh báo nhiều người nước ngoài gặp nạn khi đi "phượt"

Trong thời gian gần đây, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận và điều trị thành công cho một số bệnh nhân người nước ngoài gặp tai nạn giao thông khi đi "phượt" tại các vùng núi cao ở nước ta.

Trường hợp đầu tiên là chị A.E (30 tuổi, Quốc tịch Pháp) có chuyến đi du lịch cùng những người bạn mới quen bằng xe máy đến Đồng Văn, Hà Giang. Không may gặp tai nạn vào ngày 31/12, chị đã được chuyển đến một bệnh viện tại Hà Nội tuy nhiên vượt quá khả năng chuyên môn nên các bác sĩ đã chuyển chị tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vào đúng khoảnh khắc chuyển giao năm mới 0h ngày 1/1/2023.

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chị đã được các bác sĩ thăm khám kịp thời, phát hiện nhiều tổn thương phức tạp: gãy trên lồi cầu và liên lồi cầu xương cánh tay, gãy xương trụ, trật chỏm xương quay, biểu hiện liệt thần kinh quay tay trái.

Người bệnh được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật kịp thời. PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Phẫu thuật Chấn thương và Y học Thể thao đã trực tiếp thăm khám và phẫu thuật cho người bệnh bằng phương pháp kết hợp xương nẹp vít xương cánh tay, xương trụ, nắn trật chỏm xương quay, kiểm tra thần kinh quay tay trái

PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh cùng các bác sĩ phẫu thuật cho người bệnh.

Ca phẫu thuật những tổn thương phức tạp của người bệnh diễn ra trong 1 tiếng đồng hồ đã kết thúc thành công tốt đẹp, giúp phục hồi vận động sớm cho người bệnh ngoại quốc.

Ngày 6/1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận thêm một trường hợp chị E.L (Quốc tịch Hoa Kỳ) vào viện với chấn thương: gãy kín xương đùi, gãy xương quay bên trái, gãy xương ngón 4 bàn tay trái. Chị đã được các bác sĩ nhanh chóng tiến hành phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh nội tủy xương đùi, kết hợp xương nẹp vít xương quay bên trái. Hiện tại tình trạng chị ổn định và đã có thể xuất viện trở về quê hương.

Được biết, người bệnh đi du lịch một mình tới Việt Nam không may gặp tai nạn giao thông khi đi xe máy trên vùng cao núi đá vào đúng dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch. Khi vào đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã được Khoa Phẫu thuật Chấn thương và Y học Thể thao bố trí ekip chuyên đón tiếp người bệnh nước ngoài, thực hiện chăm sóc toàn diện, sắp xếp phẫu thuật sớm với các giáo sư, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giúp giảm đau đớn và rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh thay vì phải chuyển đi nước ngoài. Nhân viên y tế tại khoa được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên sâu và thành thạo các ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp xóa nhòa khoảng cách giao tiếp, tạo sự thoải mái với người bệnh.

PGS Khánh thăm khám lại cho người bệnh sau phẫu thuật.

Đối với người bệnh người nước ngoài có đặc thù hay đi du lịch đơn lẻ, không người thân và không sử dụng nhiều tiền mặt nội địa, từ nhiều năm nay Bệnh viện và Khoa đã thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện, phục vụ tận tình từ nhu cầu cá nhân cho đến các bữa ăn hàng ngày trực tiếp tại giường, triển khai các hình thức thanh toán chi phí không dùng tiền mặt như bằng thẻ, quét mã QR code… thuận tiện và nhanh gọn.

hinh anh tac gia

Trà My

tramy.nguyen@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước diễn biến phức tạp của bệnh do virus Marburg tại các nước Châu Phi, Bộ Y tế đã ra công văn yêu cầu các địa phương trong cả nước có biện pháp tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 2. Luật có hiệu lực từ ngày 01/1/2024.

Tiêm chủng, truy vết, lấy mẫu, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19... tất cả những công việc này đều được đội ngũ y tế cơ sở thực hiện thuần thục. Có thể thấy rằng, sau hơn 2 năm cả nước chống chọi với dịch COVID-19, đội ngũ y tế tại cơ sở đã trở thành đội ngũ tinh nhuệ về nhiều mặt.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận hai trường hợp bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Để chủ động phòng chống bệnh liên cầu khuẩn lợn, Sở Y tế Hà Nội mới đây đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập tăng cường phòng, chống bệnh liên cầu khuẩn lợn trên người. Phóng viên thời sự đã có cuộc phỏng vấn với ông Vũ Cao Cương Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khi giao mùa như hiện nay, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Khi bị nhiễm virus, vi khuẩn, người bệnh cần cảnh giác với biến chứng viêm cơ tim. Đây là bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong và di chứng cao nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.