Cây xanh Hà Nội

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên các tuyến phố ở Hà Nội, hàng loạt cây cổ thụ, đại thụ trên dưới 100 năm tuổi, được người dân gọi là "ông", là "cụ" đã đổ rạp, bật gốc.

Người Hà Nội tiếc nuối hàng nghìn cây gãy đổ

Nhiều cây xanh tại Hà Nội đã đổ rạp và bật gốc, không thể trụ vững được trước siêu bão số 3, điều mà bao năm nay những người sống tại Hà Nội chưa từng gặp phải. Nằm sâu trong đất liền, có lẽ Hà Nội ít phải gánh chịu cái thiệt hại do bão số 3 gây ra về vật chất hơn so với những người dân tại Hải Phòng hay Quảng Ninh, thế nhưng những tổn thất về giá trị văn hóa tinh thần thì là vô cùng lớn.

Cây xanh không chỉ đem lại bóng mát mà nó còn là linh hồn của con phố, gắn bó với con người và đôi khi cây xanh còn chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm của mảnh đất. Có những người Hà Nội yêu cây đến nỗi họ có thể thuộc lòng từng gốc cây, từng câu chuyện, từng giai đoạn lịch sử về những cây xanh đó.

Hà Nội có sấu, xà cừ, bằng lăng... và người ta yêu Hà Nội và ấn tượng sâu sắc với Hà Nội vì vẻ đẹp cổ kính của những làng trong phố, của phố cổ hay là những ngôi biệt thự Pháp chẳng phô trương nhưng vẫn lịch thiệp; của những hàng cây xanh mướt chứ không phải là yêu những tòa nhà cao ốc hiện đại, những làn đường mới mở. Vậy nên khi cơn bão đi qua thì khắp những con phố đâu đâu cũng bắt gặp những cây xanh bật gốc, đổ, gãy khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Tại Hồ Gươm, có những cây lâu năm cũng bị cơn bão quật ngã.
Tại Hồ Gươm, có những cây lâu năm cũng bị cơn bão quật ngã.

Phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, con phố mệnh danh là thơ mộng nhất Thủ đô cũng trong tình trạng nhiều cây xanh gãy đổ. Nhiều người tiếc nuối vì có những cây to lâu năm cũng bật gốc.

Bà Nguyễn Thị Bích Dung - người đã sống trên phố này hàng chục năm, tiếc nuối chia sẻ: "Có cây trên 60 năm, có những cái cây thì 100 năm. Thật tiếc, những cây xanh này là kỷ niệm đối với gia đình chúng tôi và mọi người xung quanh ở đây".

Và với bất cứ ai yêu mến con phố được mệnh danh là thơ mộng nhất Thủ đô cũng có chung cảm xúc với bà Bích Dung.

Không chỉ với riêng những người Hà Nội, các du khách cũng có chung sự tiếc nuối khi những kiến những tán cây bị tàn phá bơi cơn bão số 3. Bà Huỳnh Thị Kim Oanh, du khách đến từ Đồng Nai chia sẻ: "Để trồng được một cây xanh như vậy mất một quá trình, thời gian dài. Nhưng chỉ một cơn bão đi qua mà đã đổ rạp hết như vậy, thật là buồn và tiếc nuối".

Cây xanh trên phố Phan Đình Phùng bị đổ ngã sau bão.
Cây xanh trên phố Phan Đình Phùng bị đổ ngã do bão.

Hà Nội nỗ lực cứu cây xanh

Cây xanh gãy đổ trên hầu khắp các tuyến phố. Đây là thiệt hại lớn nhất về cây xanh trong vòng 20 năm trở lại đây.

Các lực lượng đang tập trung toàn bộ nhân lực, trang thiết bị để triển khai giải tỏa cây đổ, cành gãy, đảm bảo an toàn giao thông. Trước mắt, thực hiện ngay trên các tuyến đường, tuyến phố chính, xong trước ngày 12/9. Sau đó, sẽ triển khai tiếp tục công tác xử lý thu dọn cây đổ, cành gãy, dựng lại cây, trồng thay thế và dọn vệ sinh, thu hồi gỗ, củi theo quy định.

Đối với các cây xanh cần bảo tồn, các cây quý hiếm có giá trị bị nghiêng, đổ, sẽ được kiểm tra, đánh giá để chống dựng, trồng lại ngay, đảm bảo cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển (nếu có thể) hoặc thực hiện di chuyển về vườn ươm để chăm sóc và trồng vào các vị trí phù hợp trên địa bàn thành phố. Công việc này sẽ hoàn thành trước ngày 15/9 tới đây.

Với gần 20.000 cây cần phải xử lý nhưng lực lượng công nhân chỉ có khoảng 500 người và phải làm việc không ngơi nghỉ. Những chiếc cưa máy hoạt động hết công suất thậm chí có những lúc phải tạm ngừng bởi vì máy đã quá nóng. Quân đội cũng đã huy động hơn 10.872 chiến sĩ tham gia khắc phục. Người dân Hà Nội cùng nhau dựng lại những cây nghiêng, thu dọn những cây đổ và đánh chuyển những cây bật gốc để chăm sóc. Toàn thành phố đang nỗ lực để cứu những cây xanh.

Với sự nỗ lực của toàn thành phố và các đoàn thể, ban ngành, người dân đang rất hy vọng đường phố Hà Nội sẽ sớm xanh trở lại như trước đây. 

Toàn thành phố nỗ lực cứu cây xanh sau bão.
Toàn thành phố nỗ lực cứu cây xanh sau bão.

Để cây xanh là một phần của đời sống đô thị

Cây xanh không chỉ là thực vật, không chỉ là lá phổi xanh quan trọng cho cuộc sống con người, mà nó còn là một phần của người Hà Nội, gắn bó với người Hà Nội biết bao đời, đi vào văn thơ nhạc họa của biết bao thế hệ.

Hiệu ứng nhà kính cộng thêm lưu lượng giao thông quá lớn gây ra lượng khí thải khổng lồ mỗi ngày vào 2 đợt giờ cao điểm. Với hàng chục ngàn cây xanh ngã đổ, nhiều tuyến phố sẽ khát cháy dưới cái nắng nóng đỉnh điểm của mùa hè Hà Nội, di chuyển trên phố càng như trong chảo lửa.

Việc cứu các cây bị đổ do cơn bão Yagi hoặc trồng mới cây xanh đều là những phương án được thành phố tính đến. Tuy nhiên, cần thiết phải có sự quy hoạch khoa học cũng như công tác chăm sóc bảo vệ cây phù hợp. Đây sẽ là yếu tố để cây xanh đô thị phát triển một cách bền vững.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước tình trạng phạm luật giao thông ngày càng diễn biến phức tạp, để tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông chung, lực lượng chức năng đã kết hợp nhiều biện pháp phát hiện vi phạm.

Tỉnh Thanh Hóa đề nghị nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân bằng hình thức xã hội hóa kết hợp với nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Dự kiến, tổng kinh phí đầu tư khoảng 8.200 tỷ đồng.

Từ hôm nay (20/12), Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài chính thức đưa vào khai thác toàn bộ các làn thu phí không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng dịch vụ dừng/đỗ ô tô với đầy đủ chức năng tại cả hai nhà ga hành khách T1 và T2.

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 83/2024/TT-BCA quy định về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025.

Nhiều người dân tham gia giao thông trên đường 70, mỗi khi đi qua địa phận phường Đại Mỗ đều cảm thấy bức xúc khi đường chưa làm xong, vỉa hè thì bị chiếm dụng làm nơi tập kết, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.