Chạm bóng hoàng hôn
Mặt trời dần xuống, đám bông súng trong hồ khép cánh lại, những bông hoa mới vừa huy hoàng lúc sáng, ấy vậy mà khi chiều về lại trầm mặc giấu mình bên đám lá trôi dập dềnh. Kết thúc một ngày, có bao nhiêu chuyện đã trở thành quá khứ. Chuyện gì đã viên mãn, chuyện gì còn dở dang, chuyện gì đã lỡ làng? Nhưng có một điều chắc chắn rằng, ta không thể làm gì thêm trong ngày hôm nay nữa. Những nghĩ suy cũng từng ấy mỗi chiều, có khi hạnh phúc, có khi tiếc nuối, có khi chỉ muốn dừng lại mãi nơi hoàng hôn này, có khi mong đợi vô cùng một ngày mai. Cũng nhiều khi lòng chẳng mong chờ gì, hồn trôi vô định theo hoàng hôn, cho đến khi đèn trong nhà bật sáng.
Hoàng hôn đồng nghĩa với kết thúc. Nếu ngày không kết thúc thì làm gì có buổi sáng hôm sau, làm sao có bình minh hoa nở. Tôi vẫn thường tự vấn sau mỗi lần khóc sưng mắt vì một kết thúc nào đó. Hóa ra đấy chính là cơ hội để ta tìm kiếm một sự khởi đầu mới, một cánh cửa mới vốn tốt hơn hiện tại. Nhiều người ví von sự kết thúc đấy chính là tín hiệu của vũ trụ, là món quà mà thượng đế không muốn ta bỏ lỡ.
Tôi thường thích ngắm hoàng hôn bất cứ nơi nào tôi đặt chân đến. Có khi trên một bãi biển, trên một bến sông quê hay dưới những ngọn núi, những tòa nhà cao tầng. Cũng lắm khi ở một thôn xóm nhỏ, nhà cấp bốn và dây điện chằng chịt. Nhưng dù ở nơi nào, khi nhìn những đám mây màu chàm tím và những tia nắng còn sót lại cảm giác vẫn theo một trình tự. Ban đầu sẽ là cảm xúc của ngày hôm đó, rồi tiếp theo sẽ là tiếc nuối. Kỳ lạ, ta tưởng ngày buồn ta mới tiếc nuối nhưng thật ra, ngày vui làm cho ta tiếc nuối nhiều hơn. Bởi khi đó lòng ta khởi sinh những mong muốn được vui hơn nữa, mong muốn giá như đã làm tốt hơn thế nữa. Nhưng kìa, ánh mặt trời dần tắt, thủy triều dâng cao, nếu cứ tiếc nuối mãi e rằng ta sẽ bị nhấn chìm dưới tầng sâu suy nghĩ.
Tôi lại thấy như có một chiếc phanh vô hình đột ngột kìm hãm lại những ý nghĩ tiêu cực khi ánh chiều tà lóe lên những tia nắng cuối cùng. Sau tất cả, mặt trời chẳng vì ai mà mọc hay lặn, cớ gì ta lại tiếc nuối xót thương một ánh chiều khi biết rằng ngày mai nắng lại lên. Tiếc gì một cuộc tình đã mất khi cả hai không cùng chung tiếng nói? Tiếc gì số tiền bị lừa lọc khi nó mang đến cho ta một bài học nhớ đời? Tiếc gì tuổi thanh xuân trong khi chúng ta ngày càng trưởng thành hơn? Tiếc gì những kỷ niệm xưa khi nó đã in sâu trong tâm trí? Còn những lời đã nói ra, những việc đã làm thì không thể nào khiến nó không xảy ra, nhưng ta có thể từ đó mà rút ra được những kinh nghiệm, những định hướng cho bước đường sắp tới.
Đàn chim bồ câu đã tha thẩn trở về nhà của chúng sau một ngày rong chơi. Chúng sà xuống bên tôi, ríu rít với mớ thức ăn mà tôi vừa cho chúng. Trong thoáng chốc, một ngày bộn bề của tôi không còn hiện diện trong đầu. Mặt trời chiếu những tia nắng cuối ngày lên tàng cây, tôi nhìn chiếc bóng như là bản thể của chính mình nhủ thầm, cho tôi tạm quên bạn trong chốc lát nhé, ngày mai nắng lại lên cao. Ngày mai, đám bông súng trong hồ lại nở ra sau một đêm dài khép cánh. Và nếu chúng có tàn, chúng cũng sẽ về với bùn đất, bùn đất lại nuôi dưỡng những hạt mầm, sẽ lại trổ thành những bông hoa xinh. Hoàng hôn cũng vậy, chiều nắng tàn cho đêm tối lan nhanh, để ta trân trọng hơn từng phút giây khi mặt trời ló rạng.
Kim Loan
Trọn niềm tin yêu với Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; Ngàn lá cờ Tổ quốc vì Trường Sa thân yêu; Người dân háo hức tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế; Mỹ không kích các mục tiêu Houthi tại Yemen... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Sáng 22/12, sương mù vẫn bao phủ khắp các con phố của Thủ đô cùng bầu trời nhiều mây, tạo nên một khung cảnh huyền bí và thơ mộng. Nhiệt độ dao động từ 12 đến 19 độ.
Giá gạo Việt Nam và gạo Ấn Độ giảm trên thị trường châu Á trong tuần qua; Hà Nội: Xử lý nghiêm cán bộ đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông; Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza; Lật phà ở Congo, khoảng 140 người thiệt mạng và mất tích;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.
Bảo tàng ở mỗi quốc gia không chỉ giúp lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, nét tinh túy của nhân loại, mà còn tạo ra những giá trị vật chất cho nền kinh tế. Đồng thời, Bảo tàng còn có giá trị giáo dục lịch sử dân tộc, truyền thống, thẩm mỹ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ. Vì vậy cần có những cách để mọi người khi đến Hà Nội là nghĩ cần phải đi bảo tàng.
Từ những phiến đá thô sơ cho đến những công trình vững chãi, không chỉ là câu chuyện về một vật liệu thiên nhiên mà còn là hành trình tìm lại những ký ức, những dấu ấn của quá khứ còn vương vấn trên từng viên đá lỗ chỗ, từng ngôi nhà mang dấu tích của thời gian. Đó là đá ong, lặng thầm gắn bó với con người Hà Nội suốt hàng trăm năm qua.
Khi bước sang tuổi già, người cao tuổi không thể lao động và mọi khoản chi tiêu đều phụ thuộc vào lương hưu.
0