Chiến dịch tranh cử tại Anh bắt đầu

Thủ tướng Anh Rishi Sunak thuộc đảng Bảo thủ và đối thủ Keir Starmer thuộc Công đảng đã bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Hai chính trị gia đều cho rằng chỉ có họ mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bất ổn kinh tế và chính trị.

Phát biểu với cử tri ở vùng England, Thủ tướng Sunak cho rằng nền kinh tế Anh đang vượt qua giai đoạn khó khăn và ông có kế hoạch giải quyết tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Mặc dù còn nhiều việc phải làm và sẽ mất thời gian để người dân nhận thấy lợi ích nhưng kế hoạch này vẫn đang cho thấy hiệu quả.

Ông Sunak cũng thừa nhận rằng các chuyến bay đầu tiên chở người di cư trái phép đến Rwanda sẽ không được thực hiện trước khi diễn ra cuộc bầu cử.

Chiến dịch tranh cử tại Anh bắt đầu hôm 23/5

Trong khi đó, phát biểu với cử tri tại Gillingham, phía Đông Nam England, ông Starmer tuyên bố ông muốn đổi mới, xây dựng lại và khôi phục nước Anh. Ông sẽ tập trung vào những rào cản vô hình ngăn cản nhiều người cải thiện cuộc sống của họ.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak thuộc đảng Bảo thủ và đối thủ Keir Starmer thuộc Công đảng đã bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình.

Trải qua nhiều năm kinh tế tăng trưởng thấp và lạm phát cao, nước Anh đang nỗ lực để đạt được thành công sau quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) năm 2016 và đang dần phục hồi sau cú sốc kép là đại dịch COVID-19 và giá năng lượng tăng cao do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Do đó, kinh tế trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất trong chiến dịch tranh cử lần này, ngoài vấn đề người nhập cư, quốc phòng, y tế và an ninh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 17/4 đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, tập trung vào tình hình Ukraine và các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra tại châu Âu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/4 cho biết Trung Quốc đã chủ động liên lạc để nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau khi Washington áp mức thuế nhập khẩu lên tới 145% đối với hàng hóa từ Trung Quốc.

5 năm sau đại dịch bệnh Covid-19 và qua quá trình đàm phán kéo dài 3 năm, dự thảo hiệp ước về phòng chống và ứng phó đại dịch bệnh đã được các nhà thương thảo của 194 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhất trí với nhau.

Tòa án Tối cao Nga ngày 17/4 đã xóa tên Taliban khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

Các nhà khoa học châu Âu đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống dự báo cháy rừng, với kỳ vọng nâng cao độ chính xác và cảnh báo sớm các điểm có nguy cơ cháy cao.

Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yulia Svyrydenko xác nhận, Ukraine và Mỹ đã ký kết biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản.