Chủ tịch Quốc hội gặp cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng, đại diện Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia, Hội doanh nghiệp Việt Nam và đại diện lưu học sinh Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Campuchia đã báo cáo, chia sẻ và đưa ra những đề xuất với Chủ tịch Quốc hội và Đoàn về công tác Đại sứ quán, hoạt động sản xuất kinh doanh, việc học tập của lưu học sinh, về công tác cộng đồng…
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng trở lại Campuchia và tới thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia, cũng như được nghe báo cáo của Đại sứ, các ý kiến đóng góp, đề xuất của cộng đồng người Việt Nam tại nước bạn.
Nhấn mạnh đây là chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia lần đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khoá XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong khuôn khổ chuyến công tác, Đoàn dự Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43) theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Campuchia. Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội của 3 nước (Campuchia, Lào và Việt Nam) ký tuyên bố chung thiết lập cơ chế Hội nghị Chủ tịch ba nước 2 năm 1 lần và luân phiên tổ chức để tăng cường tình đoàn kết 3 nước và đóng góp vào cơ chế khu vực Tam giác phát triển CLV (Campuchia - Lào - Việt Nam).
Chia sẻ những cảm nhận tốt đẹp trong chuyến thăm chính thức Campuchia, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã nhận được sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình; các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo cấp cao của Campuchia đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thông báo Việt Nam và Campuchia đã hoàn thành khoảng 84% khối lượng công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên đất liền và đang nỗ lực giải quyết nốt 16% còn lại. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, hơn 100.000 người Việt tại Campuchia là một cộng đồng có số lượng lớn, có văn hoá tương đồng, gần gũi với Campuchia. Cùng với đó, kim ngạch năm 2021 giữa hai nước đạt 9,5 tỷ USD, dự báo năm 2022 có thể đạt 11 tỷ USD. Việt Nam có 198 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Campuchia với tổng vốn đăng ký đạt 2,92 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và trong tốp 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, đây là những là điều kiện rất thuận lợi, đồng thời đề nghị cộng đồng người Việt Nam cũng như doanh nghiệp Việt Nam phát huy những yếu tố lợi thế này.
Chủ tịch Quốc hội chia sẻ với ý kiến của Chủ tịch Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia Sim Chy cho biết cộng đồng người gốc Việt là một cộng đồng còn khó khăn so với các cộng đồng người Việt sinh sống trên thế giới nhưng cũng là cộng đồng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiều nhất của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp…
Đề xuất của bà con gốc Việt về địa vị pháp lý, Chủ tịch Quốc hội cho biết Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội đã cho biết Campuchia đã có cách tiếp cận mới với vấn đề quốc tịch. Bà con kiều bào có 7 năm sinh sống liên tục tại Campuchia có quyền đề nghị nhập quốc tịch. Chính phủ Campuchia sẽ xem xét và đề xuất với Quốc vương Campuchia về vấn đề này.
Theo Chủ tịch Quốc hội, cũng giống như nhiều địa bàn các nước khác, công tác này không thể giải quyết trong thời gian ngắn mà tuỳ từng điều kiện cụ thể sẽ được giải quyết dần dần theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nhất trong mỗi hoàn cảnh cụ thể.
Về đề nghị hỗ trợ bà con ở theo dọc một số bờ sông, hồ tại Campuchia di dời lên bờ sinh sống, theo Chủ tịch Quốc hội, hiện nay việc di dời người dân nuôi cá trên lồng bè trên sông, hồ, sông suối là chủ trương đúng để bảo vệ môi trường, để phát triển bền vững. Tuy nhiên, công tác này cũng cần phải có lộ trình và tạo kiều kiện nơi tái định cư với những điều kiện cơ bản, tối thiểu.
Trong chuyến thăm chính thức Campuchia lần này, Chủ tịch Quốc hội đã đề xuất với Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện, Thủ tướng Campuchia vấn đề đảm bảo sinh kế cho bà con. Trong cuộc hội kiến với Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen sáng 20/11, Thủ tướng Campuchia hoàn toàn đồng ý chủ trương kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam phối hợp với bạn để đầu tư dự án nuôi trồng thuỷ sản trên cạn, để không chỉ cho bà con gốc Việt mà cả người dân Campuchia có điều kiện, có sinh kế. Thủ tướng Campuchia còn đưa ra ý kiến về việc hỗ trợ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thuỷ sản, gia súc. Từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân và tạo điều kiện phát triển nông nghiệp cho Campuchia… Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, các cơ quan hữu quan của Việt Nam sẵn sàng hợp tác, chuyển giao công nghệ cho Campuchia cùng với chia sẻ kinh nghiệm trong công tác nuôi cá bè trên sông, hồ kết hợp du lịch khi có điều kiện phù hợp cảnh quan, môi trường…
Tại cuộc gặp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã có những chia sẻ về tầm quan trọng của việc duy trì tiếng Việt, tiếng Khmer trong cộng đồng; đồng thời bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ kế hoạch của Đại sứ quán, các hội đoàn người Việt tại Campuchia trong công tác này.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia tạo điều kiện trong tuyển dụng lao động là người gốc Việt vào làm việc, giúp bà con trong đào tạo kỹ năng lao động, kỹ năng nghề. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, với tinh thần chủ động, sáng tạo, cần cù, “càng khó khăn càng bứt phá vươn lên”, bà con ngày càng nỗ lực vươn lên, ổn định và phát triển.
Đánh giá bà con luôn cao tinh thần đoàn kết, gắn bó, hướng về quê hương, đất nước, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc và nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội thông báo một số nét lớn của Kết luận số 12-KL-TW của Bộ Chính trị mới được ban hành ngày 12/8/2021 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện để đồng bào hướng về quê hương. Bên cạnh đó, Kết luận 12 khẳng định việc tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; triển khai các biện pháp tổng thể chăm lo, hỗ trợ kiều bào…
Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ những nỗ lực của Quốc hội trong công tác ngoại giao nghị viện để thúc đẩy đối ngoại nhân dân, trong đó có việc tăng cường phối hợp, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đại biểu Quốc hội/nghị sĩ hai nước, những người thuộc đội ngũ thực thi chính sách để tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, góp phần phát triển quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa Việt Nam và Campuchia cũng như ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội cũng đã thông tin với cán bộ Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia tình hình trong nước, trong đó về kết quả kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP đạt 8,83%, cao nhất từ 2011 đến nay. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát chỉ tăng 2,72% cùng kỳ năm trước… Nhấn mạnh trong điều kiện diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, nhiệm vụ trong năm nay và 2023 được Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV tiếp tục khẳng định giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong mọi tình huống; về việc nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, phát huy tinh thần tự cường, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất Kế hoạch năm 2022 và 2023…
Trong không khí đầm ấm, thân tình, Chủ tịch Quốc hội đã chia sẻ với bà con về thúc đẩy “khát vọng hùng cường” để xây dựng đất nước giàu mạnh với các cột mốc cụ thể, 100 năm thành lập Đảng (năm 2030), 100 thành lập nước (năm 2045) được nêu trong các văn kiện tại Đại hội XIII của Đảng. Chủ tịch Quốc hội mong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng trong nước hiện thực hoá khát vọng này; đồng thời bày tỏ mong muốn cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau; tuân thủ các quy định pháp luật của sở tại, tô đẹp hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, tiếp tục đóng góp tâm huyết và trí tuệ cho công cuộc phát triển đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng thời biểu dương đánh giá cao nỗ lực của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia trong bảo hộ công dân, đồng thời trao tặng Quỹ hỗ trợ di dời bà con người Việt sinh sống vùng hồ, sông lên bờ sinh sống món quà trị giá 30.000 USD, Văn phòng Quốc hội tặng 5.000 USD tặng Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0