Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ
Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị truy tố bà Lan với ba tội danh gồm: tham ô tài sản, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và đưa hối lộ.
Ngoài ba tội danh trên, bà Lan còn bị khởi tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thông qua việc phát hành trái phiếu và "Rửa tiền". Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã tách vụ án này ra để tiếp tục điều tra và xử lý sau.
85 bị can còn lại bị truy tố về các tội danh: Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo kết luận điều tra, Ngân hàng SCB là một loại hình công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; đồng thời là một tổ chức tín dụng, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Bà Lan tuy không nắm giữ chức vụ nào nhưng là người có quyền tại SCB vì từ khi sáp nhập vào năm 2012 đến nay bà luôn nắm cổ phần chi phối từ 85% đến 91,5%; số cổ phần còn lại (<10%) do hơn 4.000 cổ đông nhỏ lẻ nắm giữ.
Bà Lan bị cáo buộc sử dụng SCB để huy động vốn, sau đó chỉ đạo người tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ hợp thức hóa như một khoản vay để rút tiền. Cơ quan điều tra cho hay, số tiền bà Lan chiếm đoạt đặc biệt lớn, lên đến 304.096 tỷ đồng của SCB. Đây được xác định là tiền của người dân, khách hàng gửi. Số tiền này đến nay ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh lãi hơn 129.372 tỷ đồng. Như vậy, bà Lan bị cáo buộc gây thiệt hại tổng cộng hơn 415.000 tỷ đồng.
Vụ án liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được điều tra từ ngày 7/10/2022 với bốn đối tượng bị bắt là bà Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor, Nguyễn Phương Hồng trợ lý Vạn Thịnh Phát, Hồ Bửu Phương cựu chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt, cựu Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Cũng liên quan đến vụ án này, cơ quan Cảnh sát điều tra cũng xác định, cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn với tư cách là Trưởng đoàn thanh tra đã nhận hối lộ 5,2 triệu USD để bao che, bưng bít cho các sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB. Việc báo cáo không trung thực của bị can này khiến Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
Hiện, Bộ Công an đang truy nã 7 cựu lãnh đạo Ngân hàng SCB gồm: Nguyễn Thị Thu Sương và Đinh Văn Thành (hai cựu chủ tịch), Chiêm Minh Dũng cựu Phó tổng giám đốc SCB, Trầm Thích Tồn cựu thành viên hội đồng quản trị SCB, Sun Henry Ka Ziang quốc tịch Trung Quốc, thành viên hội đồng quản trị SCB, Lam Lee George quốc tịch Canada, cựu thành viên hội đồng quản trị SCB, Nguyễn Lâm Anh Vũ cựu phó giám đốc Chi nhánh Bến Thành SCB.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.
Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.
Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.
Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.
Từ ngày 1/1/2025, Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống. Thời gian này lực lượng Công an đã và đang nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ.
0