Chuẩn bị cho Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc"
Theo đó, Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" sẽ diễn ra từ ngày 14/02/2025 đến ngày 16/02/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng Âm lịch), tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Trong 3 ngày diễn ra Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: tái hiện nghi thức, lễ hội truyền thống; trình diễn di sản đặc sắc của đồng bào các dân tộc tại "Ngôi nhà chung" gồm: nghi thức mở cửa tháp đầu năm mới của dân tộc Chăm (tỉnh Ninh Thuận), Lễ ăn mừng đầu lúa mới của dân tộc Raglai (tỉnh Ninh Thuận), Lễ hội Khai hạ và giới thiệu trình diễn Lịch Tre - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mường (tỉnh Hòa Bình), giới thiệu trích đoạn nghi thức hát múa ăn mừng dưới cây bông (kin chiêng booc mạy) của dân tộc Thái (tỉnh Thanh Hóa).
Điểm nhấn là Chương trình bài ca mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Ất Tỵ, mừng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - lãnh đạo Đảng, nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc diễn ra ngày 15/02 với chương trình văn nghệ: bài ca về Đảng, ca ngợi Bác Hồ, về mùa xuân các dân tộc với niềm vui, phấn khởi đất nước đổi mới, niềm tin trước vận hội kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc tại Ngày hội; Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh cồng khai hội đầu xuân; tham gia các nghi thức, lễ hội của đồng bào các dân tộc và trồng cây lưu niệm tại làng dân tộc Mường.
Chương trình "Hội xuân" với nhiều hoạt động như: Hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ với chủ đề "mỗi người trồng một cây xanh", tại không gian các làng dân tộc; Giới thiệu ẩm thực, các món ăn ngày Tết tại không gian các nhà dân tộc Thái, Mường, Lào, Mông, Dao, Tày, Nùng, Khơ Mú, Khmer; Giới thiệu chương trình dân ca, dân vũ, dân nhạc về mùa xuân, các ca khúc hát về mùa xuân, ca ngợi quê hương đất nước, về Đảng, về Bác tại các làng dân tộc; Hoạt động trò chơi dân gian "Hội xuân": nhảy sạp, đi cà kheo, đánh đu... giao lưu tại không gian các nhà dân tộc phía Bắc: Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú cùng các dân tộc Tây Nguyên, Nam Bộ cộng hưởng tạo không khí vui tươi, phấn khởi; Giới thiệu sắc phớt hồng hoa Tam giác mạch, sắc trắng của hoa mơ hoa mận, sắc đào Tây Bắc…
Ngày 27/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội tổ chức Hội thảo “Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề, đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu”.
Festival hoa Mê Linh lần thứ hai là sự kiện văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo người dân và du khách. Không chỉ mang đến không gian ngập tràn sắc hoa, lễ hội còn là dịp để tôn vinh văn hóa và quảng bá hình ảnh vùng đất Mê Linh đầy bản sắc.
Sau thành công của Festival lần thứ nhất năm 2022, với nhiều dấu ấn đặc sắc, năm nay, huyện Mê Linh tổ chức Lễ hội hoa lần thứ 2 quy mô hơn 10.000 m², với hơn 200 tấn hoa tươi được trưng bày trong 10 hạng mục chính.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025.
Tháng 12 âm lịch hàng năm, các Hiệp hội ngành nghề Gỗ và Thủ công mỹ nghệ lại cùng nhau hướng về Tổ nghiệp, nhằm thể hiện lòng tôn kính, ghi nhớ công ơn các bậc tiền bối, những người đã khai sáng và truyền bá rộng rãi nghề gỗ và thủ công mỹ nghệ cho các thế hệ sau.
Thành cổ Sơn Tây là một trong tứ trấn thành bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa. Nhờ những công trình cổ kính và nền ẩm thực truyền thống vẫn được gìn giữ qua bao thế hệ, Sơn Tây đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua, thu hút du khách về với miền di sản.
0