Cơ hội đột phá thương mại, đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ
Chỉ tính riêng quý 4/2023, Công ty TNHH Nature foods đã xuất khẩu 02 Công-ten-nơ vào thị trường Hoa Kỳ. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của thị trương Hoa Kỳ, doanh nghiệp đã tích cực đẩy mạnh công nghệ số vào sản xuất. Từ đó, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng hơn nữa tại thị trường này.
Bà Trần Thị Kiều Hương, Giám đốc Công ty TNHH Nature foods cho biết, "Ngay từ đầu công ty sẽ xuất những sản phẩm công nghệ mới và những cách thức quản lý cho an toàn thực phẩm, tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng của mình ở bên đó và vẫn tuân thủ theo đúng những tiêu chí ngay từ ban đầu..."
Nhờ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng này, cùng với các yếu tố khác, Việt Nam đã đạt được mức tăng thị phần tại Hoa Kỳ lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào. Tính đến tháng 9/2023, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng gần 15%; Một trong những điều quan trọng nhất mà Việt Nam có thể làm được về dài hạn là tham gia nhiều hơn vào thị trường vốn quốc tế, làm cho Đồng Việt Nam dễ chuyển đổi hơn trên thị trường quốc tế để có thị trường kỳ hạn cho đồng tiền. Đây cũng là yếu tố thuận lợi giúp các nhà đầu tư Mỹ đến và đầu tư vào Việt Nam dễ dàng hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, điều đó sẽ thực sự rất có ích.
Theo ông Gregory Testerman, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), có hai lợi thế cho Việt Nam. Đối với thị trường xuất khẩu, Việt Nam là một nền kinh tế xuất khẩu và Hoa Kỳ là đối tác xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hoa Kỳ mua rất nhiều hàng xuất khẩu từ Việt Nam, đặc biệt là trong ngành công nghiệp may mặc. Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện này sẽ giúp thúc đẩy kinh doanh mà Hoa Kỳ đang thực hiện ở Việt Nam, mang lại nhiều năng lực quản trị cũng như chuyên môn kỹ thuật cho Việt Nam. Đây là điều rất tốt cho Việt Nam.
Để tận dụng các cơ hội đó, Việt Nam cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh hiệu quả, nhất là trong những lĩnh vực mà Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam đang mong muốn phát triển. Về phía doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động đầu tư nâng cao chất lượng hàng hóa, xây dựng thương hiệu, tích cực chủ động tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu với sự hợp tác và dẫn dắt của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhấn mạnh, "Hoa Kỳ là trọng tâm của ngành dệt may của Việt Nam, trong 7 năm gần đây, tỷ trọng hàng năm chúng ta xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm trên 47-48 % tổng xuất khẩu của chúng ta vào thị trường toàn cầu. Chúng tôi tự tin, và không quan ngại về những đòi hỏi về chính sách của Mỹ nói riêng và các thị trường khác nói chung . Mục tiêu năm nay chúng tôi dự kiến sẽ xuất khẩu 40 tỷ USD vào thị trường toàn cầu".
Trong những năm gần đây, thị trường Việt Nam phát triển mạnh mẽ và ổn định, lực lượng lao động trẻ và có học thức, tinh thần kinh doanh và mạng lưới thương mại tự do đã khiến Việt Nam trở thành nước hưởng lợi hàng đầu từ sự quan tâm của nhiều quốc gia và công ty trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng để đảm bảo khả năng phục hồi và an ninh kinh tế tốt hơn.
Tổng cục Thuế cho biết, Temu đã được công ty chủ sở hữu đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng cục Thuế.
Giá dầu đã tăng hơn 1 USD trong phiên 4/11 tại châu Á, sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+, ngày 3/11 quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng.
VN-Index không chỉ rời xa ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.300 điểm mà còn lùi về dưới 1.250 điểm - mốc thấp nhất trong tháng. Thị trường đang trải qua giai đoạn suy yếu rõ rệt khi lực cầu không đủ mạnh để cân bằng áp lực bán ra ngày càng lớn.
Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.
Trong 10 tháng của năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt doanh thu ước tính 137.157 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch năm.
Trong khoảng một tháng trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử xôn xao về một App mua sắm mới, đó là Temu - một nền tảng mua sắm của doanh nghiệp điện tử Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn còn không ít hoài nghi khi Temu xuất hiện rầm rộ nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
0