Cơ hội hòa bình nào cho Dải Gaza?

Suốt 3 tuần qua, cả thế giới đã luôn hướng về Dải Gaza - 'vùng đất bất ổn nhất địa cầu' để theo dõi và chứng kiến từng diễn biến của cuộc xung đột giữa Israel – Hamas. Cuộc chiến đã khiến hàng nghìn dân thường thiệt mạng và tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng với hàng triệu người dân phải di tản và sống trong cảnh thiếu thốn. Từ không kích, đến tấn công trên bộ, rồi phong tỏa toàn diện, tất cả đều cho thấy cuộc chiến này không hề có dấu hiệu hạ nhiệt mà ngược lại đang ngày càng leo thang. Vậy đâu là giải pháp khả dĩ có thể khiến các bên ngừng bắn, ngồi vào bàn đàm phán? Đâu là lựa chọn hòa bình để máu ngừng chảy trên vùng đất thiêng nhưng nhiều đau thương này. Cơ hội hóa giải và chìa khóa tháo mở bế tắc đã và đang được đề xuất, nhưng tất cả đều đang trông đợi vào thiện chí của các bên.

Cuộc xung đột mới nhất giữa Israel và Hamas đã khiến thế giới bàng hoàng. Nguyên nhân sâu xa của nó có liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có việc Israel đã chiếm đóng lãnh thổ Palestine suốt nhiều thập kỷ.

“Thực ra những diễn biến vừa xảy ra ở Palestine là những diễn biến không phải vừa mới xảy ra. Nó là hậu quả của bao nhiêu năm chiếm đóng của Israel. Đặc biệt khi Israel đã từ chối thực hiện những cam kết và Israel tiếp tục phá hoại nhà cửa của người Palestine, tiếp tục xây dựng các khu định cư trái phép trên các vùng lãnh thổ của Palestine, tiếp tục tấn công các khu thánh địa của Palestine, Đông Jerusalem, tiếp tục bắt giữ những tù nhân Palestine và tiếp tục từ chối những lời kêu gọi của thế giới nhằm chấm dứt những hành động đó và tạo môi trường để đàm phán, tìm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài nhiều năm.”, đại sứ Palestin tại Việt Nam, ông Saadi Salama chia sẻ.

Tuy vậy, việc cả hai bên gồm Hamas và chính phủ cực hữu của Israel đều phản đối bất kỳ lựa chọn hòa bình nào đang cản trở việc chấm dứt xung đột. Hầu hết các chuyên gia quốc tế đều nhận định rằng một trong những yêu cầu để xoa dịu người Palestine là việc Israel ngừng mở rộng các khu định cư ở Bờ Tây, nhưng nội các của thủ tướng Israel đã công khai nói rằng họ muốn theo đuổi việc sáp nhập hoàn toàn Bờ Tây. 

Đối với đất nước và người dân Palestine, việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là khát vọng chính đáng và chìa khóa để đạt được hoà bình. 

Đại sứ Palestin tại Việt Nam Saadi Salama cho biết : “Nhân dân Palestine chúng tôi hơn bao giờ hết cũng muốn có hòa bình. Nhưng để có hòa bình, bình đẳng thì nhân dân Palestine cũng cần có một tổ quốc, cần có một nhà nước độc lập, tự do. Vấn đề quan trọng nhất là cần có nỗ lực của quốc tế nhằm giải quyết cuộc xung đột này bằng việc thiết lập một nhà nước Palestine độc lập, có chủ quyền trên lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng kể từ năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô.”

Cuộc xung đột giữa Israel – Hamas xảy ra trong gần 3 tuần qua cho thấy chỉ khi những nguyên nhân gốc rễ dẫn tới xung đột được giải quyết mới có thể chấm dứt đổ máu và những khổ đau. Trong đó, giải pháp hai nhà nước chính là chìa khoá để người dân Israel và Palestine có thể cùng chung sống hòa bình trong tương lai./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.

Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.

Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.

Trong thông báo trên kênh Telegram chính thức, quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt Abu Ali Rida, thủ lĩnh của Hezbollah ở khu vực Baraachit, miền Nam Liban.

Thủ tướng Anh Keir Starmer vừa thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.

Hôm nay (5/11), nước Mỹ chính thức bước vào cuộc bầu cử tổng thống. Hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa chạy đua với thời gian kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ cả hai rất sít sao.