Công nghệ Metro cần có tiêu chuẩn chung

Hiện nay, các dự án đường sắt đô thị (metro) tại nước ta và nhiều nước trên thế giới đang được làm với công nghệ khác nhau do phụ thuộc điều kiện vay vốn ODA.

Cho dù công nghệ khác nhau được khẳng định sẽ không ảnh hưởng đến việc kết nối trong mạng lưới giao thông đô thị. Tuy nhiên trên thực tế cũng cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, kỹ thuật chung để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đường sắt cũng như không làm ảnh hưởng lớn đến công tác đầu tư, thay thế phụ tùng, bảo trì và khai thác vận hành sau này.

Hà Nội hiện có tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông và metro Nhổn - Ga Hà Nội sử dụng 2 công nghệ khác nhau. Để khắc phục sự lệch pha về công nghệ, quy hoạch mạng lưới metro tại Hà Nội được thiết kế gồm các tuyến hướng tâm, tuyến vòng... đảm bảo việc kết nối và thuận tiện cho hành khách có thể tiếp cận và đặc biệt giúp sự khác nhau về công nghệ không ảnh hưởng đến việc kết nối liên tục giữa các tuyến trong mạng lưới metro.

Điển hình như tuyến Metro Nhổn ga Hà Nội thì phương án kết nối các nhà ga khác mức đã được các đơn vị liên quan và tư vấn nghiên cứu để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả, thuận tiện cho hành khách đi lại.

Theo các chuyên gia, thực tế mỗi công nghệ Metro đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Hiện nay nhiều nước trên thế giới cũng không có một công nghệ chung cho hệ thống metro. Các quốc gia vẫn duy trì các tuyến metro từ hàng trăm năm và thực hiện những nâng cấp công nghệ nhất định cho hệ thống hiện có.

Công nghệ khác nhau có thể không ảnh hưởng đến tính kết nối. Tuy nhiên việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật chung là việc cần làm sớm. Bởi khi mỗi tuyến metro có tiêu chuẩn, công nghệ khác nhau sẽ gây ra nhiều nguy cơ, hệ luỵ sau này. Đơn cử như khi đường ray hỏng hay điện hỏng…, chúng ta sẽ phải đi mua vật tư mỗi nước mỗi thứ để thay thế. Do vậy, cần sớm ban hành một tiêu chuẩn chung về đường sắt đô thị cho cả nước.

Có thể nói các dự án metro đầu tiên ở Hà Nội và TP HCM với công nghệ khác nhau sẽ là tiền đề để chúng ta đúc kết kinh nghiệm, xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, kỹ thuật chung cho hệ thống metro Việt Nam, hài hòa, phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế. Và điều quan trọng là trong tương lai, phương án chủ động nội địa hóa cần được tính để Việt Nam làm chủ công nghệ metro và sản xuất được các phụ tùng thay thế./.

Hội thảo khoa học về Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh do UBND TP Hà Nội và TP HCM đồng tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 17/1 với sự tham dự của khoảng 200 đại biểu, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh này của Việt Nam và quốc tế. Trong 3 ngày diễn ra, các đại biểu sẽ để cùng trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cầu tại Kết luận số 49 của Bộ Chính trị. Nghiên cứu phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc triển còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi hoàn thiện và tìm ra các cách làm mới, “đột phá” nhằm nhanh chóng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong thời gian tới

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố năm 2024.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.

Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.