Cúc Phương - Vườn quốc gia hàng đầu châu Á

Ban tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) vừa gửi thư chúc mừng, thông báo: Vườn quốc gia Cúc Phương được vinh dự nhận giải thưởng "Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2023". Đây là lần thứ 5 liên tiếp Cúc Phương nhận giải thưởng quý báu này kể từ năm 2019.

Được tổ chức thường niên kể từ năm 1993, Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) đã trở thành thương hiệu bậc nhất thế giới trong việc tôn vinh các thành tựu xuất sắc của ngành du lịch trên mọi lĩnh vực. Giải thưởng này còn được ví như giải Oscar của du lịch thế giới.

Theo Ban tổ chức, tại hạng mục Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2023 (Asia's Leading National Park), Vườn quốc gia Cúc Phương tiếp tục khẳng định sức hấp dẫn của du lịch sinh thái - một trong những loại hình du lịch trọng điểm của ngành du lịch Việt Nam. 

Vườn quốc gia Cúc Phương (Việt Nam) tiếp tục vượt qua nhiều vườn quốc gia khác tới từ Nhật Bản, Nepal, Indonesia, Sri Lanka và Malaysia để được bình chọn. 

Danh hiệu chiến thắng của Giải thưởng Du lịch thế giới(World Travel Awards).

Như vậy, đây là lần thứ năm liên tiếp Vườn quốc gia Cúc Phương được vinh dự nhận giải thưởng danh giá "Vườn quốc gia hàng đầu châu Á" sau những lần trước đã được vinh danh, vào năm 2019, 2020, 2021 và 2022.

Dự kiến, Lễ trao giải Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2023 (Asia's Leading National Park 2023) năm nay sẽ diễn ra vào ngày 6/9 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Với diện tích hơn 22.000 ha, vườn quốc gia Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt, nằm tại 14 xã và 4 huyện thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Khởi nguồn từ Quyết định 72 ngày 7/7/1962 của Thủ tướng Chính phủ, Cúc Phương đã trở thành vườn quốc gia đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam.

Cúc Phương đặc biệt nổi tiếng với rừng mưa nhiệt đới và sự đa dạng sinh học cao của nó. Với hơn 2.500 loài thực vật bậc cao, trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam như đinh hương, lim xanh, chò xanh, chò chỉ. Ngoài ra, Vườn còn chứa đựng khoảng 400 loài cây thuốc, 300 loài cây ăn được, và cả những loài thực vật bậc thấp chưa được nghiên cứu.

Hệ động vật tại Cúc Phương cũng đa dạng và phong phú, với 137 loài thú, trong đó loài gấu ngựa có trọng lượng cơ thể lên tới 200 kg là loài lớn nhất. Với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, và cảnh quan thiên nhiên, Vườn cũng thực hiện công việc cứu hộ và bảo tồn động và thực vật rừng hoang dã.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Để thu hút, hấp dẫn công chúng, ứng dụng công nghệ số là một trong những giải pháp thiết thực, phù hợp với xu hướng phát triển bảo tàng hiện đại.

Lễ hội văn hóa ẩm thực được tổ chức tại Khu du lịch Văn Thánh với hơn 600 món ngon của các địa phương và văn hóa ba miền đang thu hút đông đảo người dân và du khách tại TP. HCM.

Chiến dịch "Đổi mới và Bảo tồn di sản trong thế giới số" đã ra mắt trên nền tảng TikTok vào sáng 29/3, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản kết hợp công nghệ.

Ikebana là bộ môn nghệ thuật dành cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng và tìm kiếm cái đẹp trong những điều giản dị.

Triển lãm nghệ thuật cắm hoa Ikebana “Nhất hoa nhất khí” giúp người xem tri cảm một luồng sinh khí mạnh mẽ đến từ thiên nhiên trong tiết khí mùa xuân, nhận ra sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người cùng tài nghệ của người cắm hoa.

Chương trình số 06 về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" là một trong 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.