Cựu Bí thư Bắc Ninh và những vụ hối lộ bạc tỷ
Truy tố một loạt quan chức
Theo đó, ông Nguyễn Nhân Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh; ông Nguyễn Tử Quỳnh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Hạnh Chung, cựu Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Văn Tuynh, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án công trình xây dựng y tế tỉnh Bắc Ninh, bị VKSND Tối cao truy tố về tội "Nhận hối lộ".
Cùng với đó, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Nhường bị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC, bị truy tố tội "đưa hối lộ". Đáng chú ý, đây đã là vụ án thứ tư bà Nhàn bị xử lý hình sự. Bà Nhàn trước đó đã 3 lần bị xét xử vắng mặt trong các vụ án xảy ra tại Đồng Nai, Quảng Ninh, TP.HCM với tổng mức án 30 năm tù. Hiện bà đang bị truy nã đặc biệt.
Trong vụ án này còn có 7 người khác bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", gồm: Nguyễn Hồng Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty AIC (đang bỏ trốn); Lã Tuấn Hưng, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần sông Hồng; Nguyễn Đằng An, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Ban quản lý dự án công trình xây dựng y tế thuộc sở y tế Bắc Ninh; Nguyễn Kim Huân, nguyên Phó phòng kế hoạch tổng hợp, Ban quản lý dự án công trình xây dựng y tế thuộc Sở Y tế Bắc Ninh; Nguyễn Viết Toản và Nguyễn Đăng Linh, nhân viên AIC; Đặng Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá BTC Value.
Những con số hối lộ ‘khủng’
Từ năm 2014 đến khi nghỉ hưu năm 2020, vào các dịp lễ, tết, ông Nguyễn Nhân Chiến đều được bà Nhàn tặng quà. Tổng cộng, bà Nhàn đã 13 lần lên phòng làm việc của ông Chiến tại trụ sở UBND và Tỉnh ủy Bắc Ninh, mỗi lần đưa từ 500 triệu đến 3 tỷ đồng; tổng số 13 tỷ đồng. VKSND đã cáo buộc ông Chiến nhận hối lộ 14 tỷ đồng từ nguồn tiền của Công ty AIC và Công ty Sông Hồng.
Cựu Bí thư Bắc Ninh cho hay, đã tiêu hết 4 tỷ đồng, còn 10 tỷ ông Chiến xin tự nguyện nộp cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tử Quỳnh trong vai trò Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cũng nhiều lần nhận hối lộ của Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Công ty Sông Hồng, tổng số 9,1 tỷ đồng. Ông Quỳnh đã nộp lại 10,1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hạnh Chung bị cáo buộc đã 4 lần nhận tổng cộng 600 triệu đồng; trong đó, nhận 500 triệu đồng từ Tuynh, 100 triệu đồng từ AIC.
Với bị can Trần Văn Tuynh bị cáo buộc được nhóm Hưng chi tiền ngoài hợp đồng 6 tỷ đồng. Tiền này theo đề xuất là chuyển đến lãnh đạo tỉnh để cảm ơn, tuy nhiên, ông Tuynh chỉ chi 2,8 tỷ đồng cho lãnh đạo tỉnh, còn lại 3,2 tỷ đồng giữ lại cá nhân.
Được hai công ty 'đi cửa sau', Cựu Bí thư chia đều gói thầu để cùng hưởng lợi
Theo cáo trạng, khoảng giữa năm 2013, trước khi tỉnh có kế hoạch về 6 gói thầu mua sắm thiết bị y tế tại Bắc Ninh, các bị can Chung, Tuynh, Hưng cùng đến gặp ông Nguyễn Nhân Chiến để được tạo điều kiện cho trúng thầu.
Do có mối quan hệ từ trước nên ông Đặng Tiên Phong, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty CP Sông Hồng (đã mất năm 2021) đặt vấn đề với Trần Văn Tuynh, Giám đốc Ban quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế tỉnh Bắc Ninh về việc: Phong có nhiều mối quan hệ nên sẽ xin được nguồn vốn từ Chính phủ cho địa phương. Đổi lại, bị can Tuynh và chính quyền Bắc Ninh phải giúp Công ty Sông Hồng trúng 6 gói thầu thiết bị y tế tại bệnh viện các huyện Tiên Du, Quế Võ, Yên Phong, Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành.
Cùng thời điểm đó, nhóm bà Nhàn cũng liên hệ với ông Tuynh về việc hỗ trợ xin nguồn vốn bổ sung và xin được trúng thầu. Hai bên sau đó thống nhất “để tránh va chạm”, Công ty Sông Hồng sẽ thực hiện 3 gói tại bệnh viện các huyện Yên Phong, Tiên Du, Quế Võ (các huyện phía bắc sông Đuống) còn Công ty AIC thực hiện 3 gói tại Gia Bình, Thuận Thành, Lương Tài (phía nam sông Đuống).
Phía điều tra cáo buộc các bị can đã vi phạm quy định, dùng “quân xanh” đấu thầu, nâng giá… Đến nay, cả 6 gói thầu đã được bàn giao và gây thiệt hại hơn 48,6 tỷ đồng cho ngân sách.
Chiều 24/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính ngân sách. Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025.
Từ ngày 24/12/2024 đến 18/1/2025, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phân luồng giao thông trên đường 70, đoạn thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm, phục vụ thi công tuyến ống truyền dẫn nước sạch.
Tối 24/12, rất đông người dân đã đổ về các nhà thờ ở trung tâm thành phố Hà Nội để làm lễ, thưởng thức văn nghệ và đón Giáng sinh.
Theo Thông tư 47/2024 của Bộ GTVT có hiệu lực từ ngày 1 /1/ 2025, các cơ sở đăng kiểm sẽ không tiếp tục cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm 15 ngày cho xe ô tô như hiện nay.
Chiều qua 24/12 (theo giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.
Những ngày cuối năm, hoạt động mua bán tại các chợ đầu mối lớn của Hà Nội bắt đầu sôi động hơn, với hàng trăm tấn nông sản, thực phẩm, thủy hải sản… từ các tỉnh lân cận được trung chuyển qua mỗi ngày để cung cấp cho thị trường Thủ đô.
0