Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Bị cáo Nguyễn Thiện Toàn, cựu Tổng giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam, bị Viện Kiểm sát đề nghị 11-12 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Sau hơn một ngày xét xử, chiều 15/4, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với 8 bị cáo trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè Việt Nam (Tổng Công ty Chè) làm thiệt hại hơn 38 tỷ đồng.

Theo đó, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt 8 bị cáo trong vụ án này (đều là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè) gồm: Nguyễn Thiện Toàn (sinh năm 1958, cựu Tổng Giám đốc) từ 11 - 12 năm tù; Đặng Văn Tới (sinh năm 1959, cựu Kế toán trưởng Tổng Công ty) từ 8 - 9 năm tù; Vũ Ngọc Tự (sinh năm 1953, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty) và Bành Thương Trí (sinh năm 1973, cựu Giám đốc Chi nhánh Tổng Công ty Chè - Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Chè Sài Gòn) cùng bị đề nghị từ 7 - 8 năm tù; Trần Thị Hoa (sinh năm 1958, cựu thành viên Hội đồng thành viên Tổng Công ty) từ 4 - 5 năm tù; hai cựu thành viên Hội đồng thành viên Tổng Công ty Chè là Đặng Ngọc Cầm (sinh năm 1959) và Nguyễn Quốc Khánh (sinh năm 1961) cùng bị đề nghị mức án từ 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù về cùng tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại Điều 219, khoản 3, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Riêng bị cáo Trần Hồng Điệp (sinh năm 1961, cựu Kiểm soát viên chuyên trách Tổng Công ty Chè) bị đề nghị từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285, khoản 2, Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Các bị cáo tại phiên toà. Ảnh: Báo Dân trí.

Bản luận tội nêu rõ, trong vụ án này, các bị cáo đều là những người có chức vụ, quyền hạn, thuộc Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng Công ty Chè, được giao quản lý, sử dụng, kiểm soát tài sản Nhà nước là các cơ sở nhà đất nêu trên nên phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước đúng mục đích, đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, các bị cáo đã thực hiện hàng loạt hành vi trái pháp luật như: Không xác định giá trị tài sản Nhà nước là quyền sử dụng đất thuê 50 năm trả tiền một lần tại số 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa Tổng Công ty Chè; chuyển nhượng không qua đấu giá quyền sử dụng đất thuê 1.500 m² tại Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và 11.635 m² đất tại đường Chè Hương (thành phố Hải Phòng). Riêng bị cáo Trần Hồng Điệp bị Viện Kiểm sát xác định đã không thực hiện đúng, đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gây hậu quả thiệt hại tài sản cho Nhà nước.

Bị cáo Nguyễn Thiện Toàn bị Viện Kiểm sát đánh giá là bị cáo chủ mưu, chỉ đạo, ký nghị quyết vay tiền, nộp tiền sử dụng đất thuê 50 năm trả tiền một lần tại 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa không xác định giá trị tài sản này vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa Tổng Công ty Chè; ký nghị quyết và hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp là quyền sử dụng đất thuê 30 năm diện tích 1.500 m² tại đường Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong liên doanh Hotel Indochine Hà Nội và quyền sử dụng diện tích 11.635 m² đất ở đường Chè Hương (thành phố Hải Phòng) tại Công ty Nam Cường không qua đấu giá là trái pháp luật, gây hậu quả thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Tiếp đó, bị cáo Đặng Văn Tới bị xác định đã không hạch toán bổ sung tài sản là quyền sử dụng đất thuê 50 năm trả tiền một lần tại 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa Tổng Công ty Chè; hạch toán tiền chuyển nhượng phần vốn góp là quyền sử dụng đất thuê 30 năm diện tích 1.500 m² tại đường Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và quyền sử dụng diện tích 11.635 m² đất đường Chè Hương (Hải Phòng) tại Công ty Nam Cường không qua đấu giá là trái pháp luật.

Viện Kiểm sát xác định, quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, nhiều bị cáo đã tích cực khắc phục hậu quả… nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, ghi nhận những tình tiết giảm nhẹ đối với các bị cáo trong vụ án.

Ngoài án phạt tù, đại diện Viện Kiểm sát còn đề nghị Hội đồng xét xử thu hồi ba diện tích nhà đất tại ba thành phố nêu trên và bàn giao cho UBND 3 thành phố đó quản lý, sử dụng.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Buổi gặp mặt các cựu chiến binh và thân nhân liệt sĩ của Tiểu đoàn xe tăng 297 đã diễn ra tại Bảo tàng lực lượng Tăng Thiết Giáp vào chiều 24/4, nhân dịp kỷ niệm 53 năm ngày chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (24/4/1972 - 24/4/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Trung tâm Thông tấn quốc gia tại Hà Nội đã chào đón hơn 430 cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào và Campuchia trong buổi toạ đàm "Viết tiếp bản hùng ca", nhân không khí sôi nổi của những ngày tháng 4 lịch sử vào chiều 24/4.

Hà Nội chào đón ngày mới với một cơn mưa lớn trên diện rộng và dông vẫn đang xuất hiện ở vài nơi.

HĐND quận Đống Đa đã tổ chức kỳ họp thứ 18 vào chiều 24/4, nhằm lấy ý kiến của đại biểu về phương án sắp xếp lại đơn vị hành chính và thông qua tên gọi các đơn vị mới.

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ tiếp nhận các sản phẩm công nghệ ứng dụng chuyển đổi số trong chiều 24/4.

Mỗi thành viên của đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có thể coi là hiện thân của lòng yêu nước nồng nàn, là biểu tượng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ hiểu rằng, mỗi bước chân, mỗi hành động của mình, đều mang niềm tự hào sâu sắc đối với lịch sử oai hùng của dân tộc.