ĐBQH lo ngại hàng giá rẻ trên Temu tràn vào Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh và năng động của thương mại điện tử, Việt Nam trở thành điểm đến mới của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. Nhiều sàn thương mại điện tử, trong đó có sàn Temu tham gia vào thị trường Việt Nam gây xôn xao thời gian qua cũng là vấn đề nóng được nhiều đại biểu Quốc hội chia sẻ, quan tâm.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng: Tình trạng hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam qua thương mại điện tử đang đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan quản lý Nhà nước.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho hay: "Điều đáng tiếc là khâu về quản lý Nhà nước, để chúng ta đảm bảo cho hoạt động này đúng theo luật hay là đảm bảo được môi trường cạnh tranh công bằng giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh. Do đó, chúng ta cần phải sớm luật hóa những quy định để chống thất thu thuế cũng như phải đảm bảo bảo vệ người tiêu dùng trong việc hàng hóa có chất lượng, có xuất xứ rõ ràng".

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho biết: "Quyền lợi của người tiêu dùng không còn được đảm bảo. Tôi lấy ví dụ như hoạt động bán hàng tự phát trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là các mặt hàng liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không đảm bảo chất lượng sẽ khiến cho người tiêu dùng phải chịu thiệt thòi rất nhiều. Và không có một cơ quan nào đứng ra bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi mua hàng trôi nổi và người mua không biết người bán là ai. Vì chúng ta chưa quản lý được, người mua không biết người bán, giao hàng và nhận tiền là xong, lúc bấy giờ, rất khó có thể truy ra người bán ở đâu, như thế nào. Thứ hai, thiệt hại đối với Nhà nước khi chúng ta chưa quản lý được chặt chẽ thì một mặt là chưa bảo vệ được quyền lợi người tiêu dùng, mặt khác là chúng ta bị thất thu thuế rất lớn".

Nhấn mạnh thương mại điện tử là xu thế của thời đại, các đại biểu Quốc hội cho rằng việc kiểm tra, giám sát, chưa có đầy đủ các quy định để quản lý thương mại điện tử có thể gây thiệt hại lớn cho kinh tế - xã hội trong nước.

Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài Chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng ngày 22/12, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc gặp gỡ trang trọng gần 300 đại biểu trí thức hàng đầu đại diện cho đội ngũ trí thức của toàn thành phố. Đây là dịp để lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe những ý kiến, đề xuất, hiến kế của đại biểu trí thức trên các lĩnh vực.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Công an quận Cầu Giấy vừa cho ra mắt mô hình "Xe máy chữa cháy lưu động của lực lượng an ninh trật tự tại cơ sở". Đây được kỳ vọng là mô hình sẽ tăng thêm sức mạnh cho lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc biệt là khi vụ cháy xảy ra ở những con ngõ sâu, ngõ nhỏ.

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?