Đề xuất xóa nợ bảo hiểm cho 213.000 lao động

Hơn 213.000 lao động tại các đơn vị phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, chủ bỏ trốn không thể chốt sổ Bảo hiểm Xã hội để đóng bảo hiểm tiếp, không được giải quyết hưu trí, ốm đau, thai sản, tử tuất.

Theo thống kê hết năm 2022, tiền nợ hơn 4.000 tỷ đồng khó thu hồi tại doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, chủ bỏ trốn khiến hơn 213.000 lao động tại các đơn vị này bị treo quyền lợi. Họ không thể chốt sổ Bảo hiểm xã hội để xin vào công ty mới và đóng bảo hiểm tiếp, không được giải quyết hưu trí, ốm đau, thai sản, tử tuất.

Giữa năm 2023, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hướng dẫn Bảo hiểm Xã hội các địa phương giải quyết chế độ hưu trí, bảo hiểm xã hội một lần, ốm đau thai sản, tử tuất cho lao động tại các doanh nghiệp này theo nguyên tắc "đóng đến đâu hưởng đến đó", không cộng thời gian bị nợ.

Nếu sau này khoản tiền nợ bảo hiểm xã hội được doanh nghiệp đóng bù hoặc có nguồn tài chính khác bổ sung thì được cộng thời gian này để tính lại mức hưởng và chi trả bổ sung chênh lệch.

Cách giải quyết này, theo Bộ Lao động Thương binh và xã hội, chỉ là xử lý tạm thời, trong khi quyền lợi của lao động vẫn bị ngắt quãng khi doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho họ.

Hơn 213.000 lao động tại các đơn vị doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, chủ bỏ trốn bị treo quyền lợi.

Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội chủ trương xóa khoản nợ xấu bằng tiền lãi từ kết dư Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Khi khoản này được xóa thì mới có thể giải quyết dứt điểm quyền lợi cho người lao động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 20/9, UBND quận Ba Đình, Hà Nội, đã tổ chức chương trình tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho gần 800 học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.

Sau nhiều ngày điều trị, một nạn nhân được tìm thấy trong vụ lũ quét ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai) đã tử vong do vết thương quá nặng.

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp.

Tối 20/9, chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ nhân đạo giúp Việt Nam vượt qua hậu quả của cơn bão số 3 (YAGI) đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài.

Ngay sau bão, trong suốt hơn 10 ngày qua, cả Hà Nội xắn tay vừa dọn bão vừa cứu cây xanh. Chiến dịch “Cứu cây thần tốc” được khởi động, với hy vọng hồi sinh những cây xanh quý giá, khôi phục không chỉ màu xanh mà cả giá trị tinh thần vô giá mà cây xanh mang lại.

Sáng 20/9, thông tin từ Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cho biết, sau khi đổ bộ, bão số 4 đã gây mưa hoàn lưu tại một số địa bàn thuộc hai tuyến biên giới.