Đô thị thích ứng với thiên tai
Thiên tai luôn là biến cố thử thách sức khỏe đô thị. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu phức tạp và rủi ro thiên tai ngày càng trầm trọng hơn thì đô thị và người dân đô thị cũng dần phải học cách thích ứng.
Tháng 9/2024, cơn bão Yagi cùng với hoàn lưu mưa kéo dài đã tạo ra những vùng ảnh hưởng rộng lớn. Các đô thị như Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Thái Nguyên, TP, Yên Bái và Hà Nội chịu những tác động ở những cấp độ khác nhau do vị trí địa lý, đường đi của bão, địa hình và đặc tính đô thị. Những thiệt hại về người và tài sản cho thấy mức độ tàn phá khủng khiếp của thiên tai. Ở Hà Nội, cơn bão số 3 (bão Yagi) được đánh giá là cơn bão lớn nhất trong 30 năm qua, kèm theo mưa lớn dai dẳng trong một tuần đã làm xáo trộn đời sống của người dân thành phố, khiến hàng chục nghìn cây xanh bị gãy đổ và ngập lụt kéo dài ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố.
Đô thị Hà Nội là nơi tập trung mật độ dân cư cao, nơi hạ tầng được xây dựng không kịp với tốc độ tăng dân số cơ học. Mật độ xây dựng cao, nhiều loại hình và giải pháp kiến trúc cùng tồn tại. Bên cạnh những khu phố, khu đô thị được quy hoạch là các khoảng không gian cơi nới và chắp vá… tất cả hiện diện, mỏng manh sau những tác động của cơn bão.
Người dân đô thị cảm nhận rõ những tác động của thiên tai cùng với hiệu ứng đô thị, như những cộng hưởng đang thách thức con người. Cùng với mưa ngập, nắng nóng cực đoan, dông sét… khiến việc sống chung với thiên tai dường như sẽ là điều quen thuộc và cần phải thích ứng đối với mỗi người dân đô thị.
Việc cập nhật các cảnh báo và diễn biến của thời tiết cực đoan, thiên tai là yêu cầu cần thiết đối với bất kỳ khu vực dân cư nào, chứ không chỉ là đối với đô thị. Nhưng đô thị với đặc thù trung tâm kinh tế, các hoạt động giao thương buôn bán, đời sống xã hội diễn ra liên tục nên yêu cầu này lại càng cấp thiết, thậm chí là những cảnh báo có thể chi tiết đến từng khu vực.
Cách di chuyển trên đường trong điều kiện thời tiết xấu, trong những khu vực mưa ngập, những khuyến cáo cụ thể và chi tiết về chỗ trú ẩn, nhận diện rủi ro... Đó tưởng chừng là những kỹ năng cơ bản nhưng lại thường bị bỏ qua với nhận thức và hành động có phần bản năng và tùy tiện ở nhiều cư dân đô thị.
Những hố gas, cống ngầm mất nắp có thể trở thành những chiếc bẫy ẩn dưới những đoạn đường ngập nước; những đứa trẻ chơi trong những không gian ngập lụt, có thể là một đoạn phố vẫn còn rất nhiều xe cộ đi lại... sự bất cẩn có thể đến từ bất cứ phía nào. Và cả những người lớn tưởng như có nhiều kinh nghiệm cũng có thể rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan… khoảnh khắc có thể hài hước, nhưng cũng có khi hao tiền, tốn của.
Trên những tòa nhà cao tầng, các hướng dẫn người dân đô thị, đặc biệt là những người sinh sống trong những căn hộ chung cư về việc phòng chống gió mạnh và mưa lớn, nắng nóng và ô nhiễm không khí... vẫn còn khá ít ỏi. Tâm lý ở trên cao thì an toàn hơn dưới thấp, ít nhiều tạo ra sự chủ quan. Trong khi cần có những lưu ý về vật liệu xây dựng, đặc biệt là hệ thống cửa tiếp xúc trực tiếp, dễ bị tác động bởi thời tiết như một phần quan trọng trong thiết kế, xây dựng và sửa chữa không gian sống.
Những vùng đất xung quanh trung tâm đô thị thường là nơi duy trì hệ sinh thái tự nhiên đảm bảo sự cân bằng về môi trường cho đô thị phát triển. Tuy nhiên vùng ven này có thể mang đặc điểm trũng thấp. Quá trình mở rộng, đô thị hóa ở những khu vực này tạo thêm áp lực về hạ tầng, kỹ thuật. Hiện nay nhiều khu đô thị mới được xây dựng trên những khu vực thấp trũng, khiến cho chỉ cần trải qua một trận mưa là có thể rơi vào cảnh ngập úng. Người dân ở những khu đô thị này loay hoay, xoay xở giữa dòng nước ngập, với đủ các loại nước thải và sự phiền phức.
Mưa ngập ở những khu đô thị, ảnh hưởng rõ ràng đến việc đi lại, kinh doanh, buôn bán, gây nên những tổn thất về kinh tế và bất an về tâm lý. Nhiều người sử dụng những bao tải cát, xây những gờ bê tông, hay dùng hệ thống cửa trượt... nhưng đây đều là giải pháp tình thế khi mà hệ thống thoát nước đô thị không đáp ứng được việc tiêu thoát nước. Những chiếc máy bơm chạy hết công suất cũng không thể giúp cho những tầng hầm trong khu đô thị đang dần trở thành những chiếc ao khi cơn mưa đến.
Khi nói đến đô thị thích ứng với thiên tai, nhiều người cho rằng đó là vấn đề vĩ mô, với tầm nhìn dài hạn. Nhưng chúng ta cũng thấy những biến chuyển cụ thể của việc cập nhật thông tin, đảm bảo nguồn điện sinh hoạt, năng lượng được được vận hành tốt hơn, sự hỗ trợ sát sao của chính quyền địa phương… điều đó giúp cho người dân đô thị bớt lo lắng hơn trước thiên tai khi được thấy, được biết những gì đang diễn ra… Ổn định tâm lý khi có đủ thông tin luôn là một yếu tố quan trọng.
Hệ thống cống ngầm, những dòng sông trong lòng đô thị sẽ đóng vai trò quan trọng khi đô thị đối diện với ngập lụt. Cần có các vùng đệm thiên nhiên như công viên cây xanh, hồ điều hòa để giảm thiểu tác động của lũ lụt và tăng cường khả năng thẩm thấu nước. Hà Nội đã có những bước tiến trong việc cải tạo hệ thống hồ điều hòa và khả năng lưu thông của những dòng sông thành phố.
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, là nâng cao năng lực chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị. Với tiêu chí hướng đến một đô thị có khả năng thích ứng với thiên tai như phẩm chất cần phải có của đô thị nhân văn, vì con người, nơi người dân đô thị cảm thấy an toàn trước những rủi ro, dẫu đó là những thách thức, những ẩn số đang ở phía trước.
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
0