'Đoài Melody' - Thăng hoa nơi xứ Đoài
Xứ Đoài là một trong tứ trấn bên cạnh Kinh đô – Thủ đô của nước Việt từ xưa đến nay. Đây là nơi tiếp xúc, trao đổi văn hoá với Thăng Long – Hà Nội, tiếp nhận những yếu tố mới, nét đẹp văn hoá từ Kinh đô Thăng Long, Hà Nội để làm phong phú hơn bản sắc của riêng mình. Và thị xã Sơn Tây chính là nơi hội tụ và lan toả các giá trị di sản văn hoá xứ Đoài. Văn hoá xứ Đoài vốn là niềm tự hào của người dân phía Tây Thủ đô.
Sau 16 năm, Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, những tinh hoa văn hoá của xứ Đoài vẫn được giữ gìn, ngày càng phát triển. Văn hoá xứ Đoài đã giao thoa, hoà quyện cùng với văn hoá Thăng Long để góp phần tạo nên sự phong phú, đặc trưng cho Thủ đô thân yêu của chúng ta.
Sự giàu có về văn hóa khiến dân gian có nhiều cách gọi khác nhau về xứ Đoài. Đó là miền huyền sử với những câu chuyện về Tản Viên Sơn Thánh, vị Thánh đứng đầu trong Tứ bất tử. Đó là miền di sản với vô vàn di tích, trong đó nhiều di tích trở thành di tích quốc gia đặc biệt như đền Hai Bà Trưng, chùa Thầy, chùa Tây Phương, đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, đình Đại Phùng... Nơi đây còn là đất trăm nghề, với những làng nghề nối tiếp nhau.
Ngoài ra, xứ Đoài còn là quê hương của nhiều làn điệu dân ca độc đáo như hát dô ở Quốc Oai, trống quân ở Thường Tín, hát chèo Tàu ở Đan Phượng, rối nước Chàng Sơn, Bình Phú,... Xứ Đoài là vùng đất địa linh, sinh ra nhiều nhân vật xuất chúng, lỗi lạc như Phùng Hưng, Ngô Quyền, Chu Văn An, Nguyễn Trãi…, những tên tuổi văn chương thời cận hiện đại như Tản Đà, Quang Dũng...
Khi mở rộng sáp nhập Hà Tây về Hà Nội, văn hóa xứ Đoài làm giàu thêm văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Nhiều di sản của xứ Đoài được khai thác phục vụ du lịch, nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đang phát huy vai trò như một nguồn lực của công nghiệp văn hóa, là chất liệu để tạo nên thành phố sáng tạo hôm nay.
Vở diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" với mạch nguồn là văn hóa xứ Đoài, cụ thể hơn, văn hóa vùng núi Thầy, huyện Quốc Oai có thể coi là một thí dụ điển hình về việc sáng tạo, mang đến cho nghệ thuật dân gian những giá trị mới. Nền tảng văn hóa truyền thống như múa rối nước, quan họ, chầu văn... được cộng hưởng với quy mô sân khấu hoành tráng, kỹ xảo hiện đại cùng số lượng diễn viên đông đảo đã tạo nên một vở diễn thực cảnh xứng tầm tinh hoa. Điều đặc biệt hơn, diễn viên chính những người nghệ sĩ - nông dân, chủ nhân của vùng văn hóa ấy.
Đối với di sản văn hóa vật thể, hôm nay, những di tích như đền Và, văn miếu Sơn Tây, chùa Thầy, đền thờ Hai Bà Trưng, chùa Tây Phương... đều được khai thác để phát triển du lịch, trở thành điểm đến hấp dẫn. Trong số đó phải kể đến hoạt động của phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Đưa vào khai thác từ tháng 4/2022, đây thật sự trở thành điểm nhấn trong khai thác, phát huy nguồn lực di sản vào phát triển. Trung bình mỗi dịp cuối tuần, phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây thu hút khoảng 10.000 lượt khách du lịch.
Ngày 19/10/2024, tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra chương trình hoà nhạc Hanoi Concert với chủ đề: "Đoài Melody – Giai điệu Đoài" của Đài Hà Nội. Đây là sự kiện âm nhạc đặc biệt dành tặng những chủ nhân vùng văn hóa xứ Đoài.
Chương trình sẽ đưa chúng ta tìm hiểu sự giao thoa, hoà quyện và phát triển của văn hoá xứ Đoài với văn hoá Thăng Long hôm nay qua 3 phần.
Phần 1 là những tác phẩm về Sơn Tây, Hà Nội vô cùng quen thuộc như "Sơn Tây Thành cổ", "Nhớ Sơn Tây", "Quê nhà" và những tác phẩm rất hay về Hà Nội và mùa thu như "Nhớ về Hà Nội", "Hà Nội mười hai mùa hoa"…phần chuyển soạn của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng, chỉ huy bởi nhạc trưởng Honna Tetsuji.
Hà Nội là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa từ bốn phương. Âm nhạc luôn vang lên để góp phần lan tỏa những giá trị Hà Nội đồng thời kết nối với những giá trị chung của thế giới, góp phần xây dựng hình ảnh một Thủ đô yêu hòa bình, một Việt Nam cởi mở, giao lưu, hội nhập với tất cả các nền văn hóa.
Trong phần 2 của chương trình đặc biệt này, Đài Hà Nội sẽ gửi tới công chúng một số tác phẩm cổ điển nổi tiếng thế giới, được trình diễn bởi nhạc trưởng Honna Tetsuji và Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam.
Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và Việt Nam như chỉ huy dàn nhạc, nhạc trưởng người Nhật Bản Honna Tetsuji, NSƯT Lan Anh, Vũ Thắng Lợi, Đinh Trang, Bảo Yến, nhóm Bel Canto, Tuấn Anh cùng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam. Bạn có thể theo dõi chương trình trên Kênh H1, hệ phát thanh FM96 và các nền tảng số của Đài Hà Nội, app HanoiON.
"Đoài Melody – Giai điệu Đoài" - Thăng hoa nơi xứ Đoài, thăng hoa cùng bạn.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia đến chào từ biệt; Dấu ấn Thủ đô năm 2024 có sự đồng hành đồng bào Công giáo; Thiếu nhi Thủ đô phấn đấu “Nói lời hay, làm việc tốt”; Liên minh Sahel đặt quân đội vào trạng thái báo động cao... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
中文新闻 23/12/2024 | Bản tin tiếng Trung
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi những xung đột, va chạm, mâu thuẫn, nhưng không phải ai cũng có thể giữ được sự điềm tĩnh và có cách giải quyết khéo léo. Rất nhiều người đã dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, gây ra hệ lụy khôn lường cho bản thân, gia đình và xã hội.
Trong giai đoạn cuối năm ai cũng bận rộn, công ty lại giao cho mỗi phòng chuẩn bị một tiết mục văn nghệ. Ở phòng Ngân, việc chuẩn bị tiết mục văn nghệ cả phòng dồn hết cho cô. Dù công việc chất đống, Ngân vẫn cố gắng kêu gọi mọi người nhưng không ai thèm quan tâm khiến cô không chịu được mà bộc phát.
Sự sụp đổ của chính quyền cựu Tổng thống Basha al Assad không chỉ vẽ lại bản đồ Syria, mà còn để lại một khoảng trống quyền lực, đưa quốc gia giàu lịch sử văn hóa này trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc khu vực và thế giới. Syria giờ đây đứng trước ngưỡng cửa của thời khắc lịch sử mà những tác động của nó chắc chắn sẽ vượt ra xa khỏi biên giới đất nước.
Xét xử vụ 'Chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2; Đảm bảo ANTT các điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025; Đề xuất xây dựng Luật Thương mại điện tử;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
0