Độc đáo cơm lam Tây Bắc

Cơm lam là món ăn giản dị mà thơm ngon, bắt nguồn từ chính cuộc sống của người dân vùng Tây Bắc từ thuở xa xưa.

Đến với miền Tây Bắc du khách có nhiều điều để khám phá về cảnh quan thiên nhiên và con người nơi đây. Độc đáo hơn cả vẫn là văn hóa ẩm thực với những món ăn hấp dẫn, phong phú làm nên thương hiệu của miền đất này.

Theo anh Vì Văn Tuyền - người dân Bản Áng, xã Đông Sang huyện Mộc Châu, Sơn La, cơm lam ra đời xuất phát từ việc đồng bào đi rừng thay vì lấy nồi thì người ta sẽ tận dụng những cây tre rồi cho gạo vào đó để nấu thành cơm. Gạo làm cơm lam là gạo nếp nương của đồng bào dân tộc Thái, có mùi thơm đặc trưng của gạo nương. Gạo làm cơm lam phải sạch và khô, khi bỏ vào ống mới không bị bám vào xung quanh. Nếu muốn ăn cơm có màu thì chúng ta lấy nước có màu cho vào, thông thường hay làm màu tím, gạo tím. Cơm lam này chấm với muối vừng và ăn cùng với các món ăn như cả pỉnh tộp, gà nướng...

Cơm lam đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực của nhiều đồng bào dân tộc.

Cùng với thời gian, cơm lam đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực của nhiều đồng bào dân tộc, trở thành thứ hàng hoá được nhiều người biết đến và rất yêu thích. Tuy mộc mạc và đơn giản, nhưng với cách nấu này, cơm lam mang hương vị thơm ngon đặc trưng. Mùi thơm của vừng, vị đậm đà của thịt nướng hòa quyện với hương thơm của cơm lam tạo nên một món ăn hấp dẫn làm say lòng người thưởng thức.

Nếu ai có dịp đặt chân đến đèo Đá trắng ở Hoà Bình hay đi du lịch Mộc Châu, Sơn La thì đừng bỏ qua món cơm lam để cảm nhận hương vị độc đáo của núi rừng Tây Bắc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.

Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.

Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.

Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.