G20 ra tuyên bố chung đề cập nhiều vấn đề quan trọng
Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo G20 đã đạt được sự đồng thuận hẹp về cuộc xung đột ở Ukraine, đề cập ngắn gọn đến sự đau khổ của con người và hậu quả kinh tế bởi cuộc xung đột này.
Theo các nguồn tin, các nhà ngoại giao châu Âu mong muốn ngôn từ mạnh mẽ hơn, song để đạt đồng thuận, các nước này đã phải đưa ra nhượng bộ.
Tuyên bố của G20 cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình nhân đạo thảm khốc ở Dải Gaza, kêu gọi khẩn cấp viện trợ và bảo vệ nhiều hơn cho dân thường và tiến tới các lệnh ngừng bắn toàn diện ở Dải Gaza và Liban.
Về vấn đề biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo G20 đã nhất trí rằng, thế giới cần đạt được thỏa thuận về mục tiêu tài chính mới với số tiền mà các nước giàu có phải cung cấp cho các quốc gia nghèo hơn. Là nước chủ nhà của thượng đỉnh G20 năm nay, Brazil mở rộng trọng tâm sang vấn đề nghèo đói cùng cực.
Tại hội nghị, G20 đã ra mắt Liên minh Toàn cầu chống đói nghèo, với sự ủng hộ của hơn 80 quốc gia, cùng với các ngân hàng đa phương và các tổ chức từ thiện lớn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đưa ra cam kết quan trọng, theo đó sẽ tài trợ 4 tỷ USD trong ba năm tới cho quỹ của Ngân hàng Thế giới dành cho các nước nghèo nhất.
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhân hội nghị G20 công bố một loạt các biện pháp nhằm hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển của “Nam bán cầu”, từ hợp tác khoa học với Brazil và các quốc gia châu Phi đến việc giảm rào cản thương mại cho các nước kém phát triển nhất.
Ngoài ra, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường quản lý và hợp tác quốc tế về trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời cho rằng trí tuệ nhân tạo (AI) không nên chỉ là trò chơi của các nước giàu và người giàu.
Theo kế hoạch, trong ngày hôm nay, lãnh đạo các nước G20 tiếp tục thảo luận về nội dụng Phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng.
Tổng thống Volodymyr Zelensky đã tuyên bố rằng Ukraine trước tiên phải đạt được một nền hòa bình công bằng trước khi người dân có thể đi bỏ phiếu. Nhiệm kỳ tổng thống của nhà lãnh đạo Ukraine đã hết vào tháng 3 năm 2024, nhưng ông đã hủy bỏ cuộc bầu cử do tình trạng thiết quân luật mà ông đã áp dụng vào năm 2022.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo: Lực lượng Ukraine đã phóng tên lửa ATACMS về phía vùng Bryansk của Nga, nhưng hệ thống phòng không đã bắn hạ năm tên lửa và làm hư hại một tên lửa khác.
Ngày 18/11, các nhà lãnh đạo của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã ra tuyên bố chung, nhấn mạnh sự thống khổ do các cuộc xung đột ở Dải Gaza và Ukraine gây ra; đồng thời kêu gọi hợp tác về biến đổi khí hậu, giảm nghèo và chính sách thuế.
Ngày 19/11, hãng tin TASS của Nga đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân với các điều khoản sửa đổi mới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.
Các nhà lập pháp Ukraine ngày 19/11 đã bỏ phiếu phê duyệt ngân sách năm 2025 của chính phủ, trong đó hơn 53 tỷ USD, tương đương 60% tổng chi tiêu được phân bổ cho quốc phòng và an ninh.
0