Gần 6.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát | Hà Nội tin mỗi chiều

"Ai có gì góp nấy, ai có của góp của, ai có công góp công, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít để nhanh chóng kết thúc việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào". Đây là lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025.

Lời kêu gọi của người đứng đầu Chính phủ đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của toàn xã hội.

Xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát xuất phát từ nhu cầu cấp bách về việc bảo đảm chỗ ở an toàn cho những hộ dân sống trong điều kiện nhà ở tạm bợ, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và miền núi, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Những căn nhà xuống cấp không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe và tính mạng cho người dân.  

Nhân dân ta có câu "an cư lạc nghiệp". Chủ trương của Đảng, Nhà nước rất rõ: Không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần; làm sao cho nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại chương trình "Mái ấm cho đồng bào tôi". Ảnh: Báo Chính phủ.

Ngày 13/4, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đến năm 2025. 

Đây là một khát vọng đẹp nhưng cũng đầy thách thức, chỉ có thể đạt được khi có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội. Hoàn thành được mục tiêu này thì vào năm sau, năm 2025 – năm kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 80 năm Quốc khánh, 50 năm ngày đất nước thống nhất, cả nước ta sẽ không còn hộ gia đình nào phải sống trong nhà tạm, nhà dột nát và hoàn thành mục tiêu trước 5 năm so với nghị quyết của Đảng đã đề ra.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các gia đình sống trong nhà tạm, dột nát nhiều nhất là đồng bào thuộc dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, đồng bào vùng bãi ngang ven biển, nơi địa hình bị chia cắt, thường xuyên chịu sự tác động của thiên tai. Hiện nay, trên cả nước mới chỉ có hai tỉnh thành là Hà Nội và Bà Rịa - Vũng Tàu không còn nhà tạm, nhà dột nát. Nếu hỗ trợ các hộ dân với mức 50 triệu đồng/hộ xây mới, 25 triệu đồng đối với hộ sửa chữa nhà ở thì cả nước cần hơn 6.500 tỷ đồng. 

Hưởng ứng phong trào thi đua, nhiều cách làm mới đã được triển khai trên tinh thần lá lành đùm lá rách. Bằng nhiều hình thức hỗ trợ, ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai sức góp sức, có nhiều góp nhiều, có ít góp ít, đến nay nhiều ngôi nhà mới đáp ứng tiêu chuẩn 3 cứng là nền cứng, khung tường cứng và mái cứng với tuổi thọ từ 20 năm trở lên đã hoàn thành. Khi phát động chương trình, ước tính có khoảng 170.000 căn nhà tạm, nhà dột nát cần sửa chữa và xây mới. Đến nay, con số này đã giảm xuống còn khoảng 153.000 căn.

Hiện cả nước vẫn còn 153.000 căn nhà tạm, nhà dột nát cần hỗ trợ. Ảnh: Dân Trí.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, tinh thần tự lực, tự cường của người dân là yếu tố quan trọng. Có thể lấy dẫn chứng tại Hòa Bình, có những hộ gia đình đã tận dụng hiệu quả số tiền hỗ trợ hơn 50 triệu đồng từ Nhà nước, kết hợp với sự giúp đỡ của làng xóm và họ hàng để xây dựng những ngôi nhà kiên cố có giá trị hơn 200 triệu đồng. Một bài học kinh nghiệm quan trọng là huy động cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực từ các bộ, ngành, địa phương, cũng như các gia đình thụ hưởng chính sách. Tất cả đều phải làm việc một cách hiệu quả, giảm bớt các khâu trung gian để đảm bảo tính minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực và giúp người dân thực sự được hưởng lợi từ chương trình này.

Tại chương trình "Mái ấm cho đồng bào tôi" vừa diễn ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh từ nay đến hết năm 2025 chỉ còn khoảng 450 ngày đêm để hoàn thành mục tiêu xóa bỏ toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát; khối lượng công việc rất nhiều, đòi hỏi chúng ta đã quyết tâm rồi thì phải quyết tâm hơn nữa, đã nỗ lực rồi thì phải nỗ lực hơn nữa, đã cố gắng rồi thì phải cố gắng hơn nữa, đã hiệu quả rồi thì phải hiệu quả hơn nữa.

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trao kinh phí của Bộ Công an ủng hộ các địa phương xoá nhà tạm, nhà dột nát. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng kêu gọi cả hệ thống chính trị, đồng bào, đồng chí, cộng đồng doanh nghiệp cả nước tiếp tục chung tay, chung sức, đồng lòng, tăng tốc, bứt phá hơn nữa với tình dân tộc, nghĩa đồng bào, tinh thần tương thân, tương ái, thực hiện chủ trương lớn của Đảng là không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu xóa hết nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo. Đồng thời, Thủ tướng một lần nữa lưu ý trong quá trình thực hiện cần tăng cường kiểm tra, giám sát, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong thực hiện phong trào này. Thủ tướng nhấn mạnh, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, chúng ta quyết tâm chậm nhất tới 31/12/2025 sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân.

Ngay sau khi kết thúc chương trình truyền hình trực tiếp "Mái ấm cho đồng bào tôi", số tiền ủng hộ để hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước là 5.932 tỷ đồng, trong đó 3.287 tỷ đồng huy động trực tiếp tại chương trình và 2.645 tỷ đồng là số tiền các địa phương đã huy động được trong thời gian qua.

Xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát không đơn thuần là xây dựng lại những căn nhà mới, mà còn là cả một quá trình cải thiện chất lượng cuộc sống, mở ra con đường giúp người dân thoát nghèo và vươn lên. Đây là một trong những nhiệm vụ đột phá có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong chính sách xã hội và việc làm thỏa đáng, bền vững của Liên hợp quốc. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá gạo Việt Nam và gạo Ấn Độ giảm trên thị trường châu Á trong tuần qua; Hà Nội: Xử lý nghiêm cán bộ đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông; Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza; Lật phà ở Congo, khoảng 140 người thiệt mạng và mất tích;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.

Bảo tàng ở mỗi quốc gia không chỉ giúp lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, nét tinh túy của nhân loại, mà còn tạo ra những giá trị vật chất cho nền kinh tế. Đồng thời, Bảo tàng còn có giá trị giáo dục lịch sử dân tộc, truyền thống, thẩm mỹ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ. Vì vậy cần có những cách để mọi người khi đến Hà Nội là nghĩ cần phải đi bảo tàng.

Từ những phiến đá thô sơ cho đến những công trình vững chãi, không chỉ là câu chuyện về một vật liệu thiên nhiên mà còn là hành trình tìm lại những ký ức, những dấu ấn của quá khứ còn vương vấn trên từng viên đá lỗ chỗ, từng ngôi nhà mang dấu tích của thời gian. Đó là đá ong, lặng thầm gắn bó với con người Hà Nội suốt hàng trăm năm qua.

Khi bước sang tuổi già, người cao tuổi không thể lao động và mọi khoản chi tiêu đều phụ thuộc vào lương hưu.

Nem lụi hay còn gọi là nem nướng, là một đặc sản quen thuộc của ẩm thực Việt. Thế nhưng nhà máy sản xuất nem nướng lớn nhất thế giới lại được đặt ở Udon Thani – một tỉnh phía Đông Bắc Thái Lan có đông người Việt Nam sinh sống, do một doanh nhân gốc Việt làm chủ.

Quân đội nhân dân Việt Nam - Điểm tựa vững chắc của nhân dân; Nhiều loại khí tài hiện đại tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế; Phát huy tiềm năng dược liệu Việt Nam; Tổng thống Mỹ ký luật tránh đóng cửa chính phủ;... là một số thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.