Gắn Nghị định 50 về PCCC và CNCH sát với thực tiễn

Ngay sau khi Nghị định số 50 về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được Chính phủ ban hành, Công an huyện Thạch Thất đã khẩn trương triển khai tuyên truyền, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của lực lượng PCCC cơ sở và hiệu quả của phương châm "4 tại chỗ".

Xã Canh Nậu (huyện Thạch Thất) là một làng nghề hoạt động sản xuất nội thất, buôn bán sản phẩm gỗ vô cùng phát triển. Do tính chất các cơ sở sản xuất và lưu trữ các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đều là các chất dễ bắt lửa tiềm ẩn nguy cơ hoả hoạn rất cao, Công an huyện Thạch Thất phối hợp với người dân địa phương nghiên cứu và cho ra mắt mô hình xe ba gác nâng cấp, trang bị thêm bình chứa nước, máy bơm cao áp, thiết bị cứu hộ… trở thành xe chuyên chữa cháy.

Đại úy Nguyễn Văn Trường, cán bộ Tổ công tác phòng cháy, Đội Cảnh sát PCCC Công an huyện Thạch Thất cho biết, trước đây, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh đều phải đưa vào quản lý. Nhưng Nghị định 50 đã có điểm mới quy định các cơ sở hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh có diện tích sản xuất kinh doanh trên 50m2 thì mới đưa vào quản lý, còn những cơ sở có diện tích dưới 50m2 thì không lập hồ sơ quản lý.

Xử lý dập tắt các đám cháy ngay từ khi mới phát sinh là điều kiện tiên quyết để hạn chế thiệt hại khi có cháy nổ xảy ra. 

Với tính chất đặc thù làng nghề, khi không may xảy ra hoả hoạn, việc kịp thời dập lửa ban đầu, khoanh vùng tránh lây lan có vai trò đặc biệt quan trọng. Mô hình chữa cháy với tính cơ động cao có thể dễ dàng tiếp cận những nơi chật hẹp hơn là các xe chữa cháy chuyên dụng. Qua đó có thể thấy được tính hiệu quả và cơ động của lực lượng PCCC tại chỗ mà xã Canh Nậu đang vận dụng. 

Xử lý dập tắt các đám cháy ngay từ khi mới phát sinh là điều kiện tiên quyết để hạn chế thiệt hại khi có cháy nổ xảy ra. Có như vậy người dân mới yên tâm ổn định kinh doanh sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bằng việc ưu tiên thúc đẩy công nghệ xanh và chuyển đổi số, Hà Nội đang trên đà khẳng định mình là trung tâm phát triển kinh tế và văn hóa năng động, ứng dụng công nghệ số để xây dựng Thủ đô trở thành thành phố thông minh với tầm nhìn dài hạn về sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Với việc huy động tổng lực và đồng bộ các giải pháp tập trung xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, đến thời điển này, huyện Sóc Sơn đã có 20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang là một vấn đề nhức nhối, đặc biệt tại các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt mới đây được đánh giá là giải pháp mang tính bền vững, lâu dài.

Ngay trong ngày đầu công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố - Trưởng Ban chỉ đạo cùng các thành viên đã nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng công viên hồ Phùng Khoang.

Trong 2 ngày 19 - 20/11, Hội Luật gia TP Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024-2029.

Hà Nội là địa phương đầu tiên thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay, 20/11.