Giới đầu cơ bất động sản đang được hưởng lợi nhiều nhất

Thị trường bất động sản hiện nay chủ yếu là mua đi bán lại, nhà đầu cơ được hưởng lợi nhiều nhất bởi họ dễ dàng đẩy giá nhà đất để trục lợi - đó là nhận định của ông Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.

Theo ông Cường, nếu không kiểm soát đầu cơ, thị trường sẽ ngày càng tạo ra nhiều mặt bằng giá mới, việc định giá đất sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi của người sử dụng khiến thị trường phát triển thiếu bền vững. Để phát triển kinh tế và thị trường bất động sản ổn định, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: chính sách tín dụng tăng vốn, tăng cung bất động sản, phát triển các mô hình đô thị hiện đại... Trong đó, việc kiểm soát tín dụng sẽ giúp hạn chế đầu cơ bất động sản, đồng thờ, tháo gỡ nút thắt pháp lý, mở rộng khả năng tiếp cận để nhiều dự án khởi công, tăng nguồn cung. Hạn chế phát triển nhà phân lô thấp tầng. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu chính sách thuế phù hợp để ngăn chặn đầu cơ, kéo giảm giá bán, chỉ bất động sản tiêu dùng được khuyến khích như mua để ở, cho thuê, giúp thúc đẩy phát triển thị trường nhà ở phù hợp túi tiền chứ không phải mua để tích lũy như hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước tình trạng nhiều dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thu hút vốn đầu tư FDI vào bất động sản là cần thiết, nhưng cũng cần sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Với việc các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản bắt đầu đi vào thực tiễn cuộc sống, công tác tuyên truyền, phổ biến những luật này tới các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024 với mức giảm đến 30% để có thêm nguồn lực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Hai cuộc đấu giá đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đầu tháng 10 này tại Hà Nội đã không còn tình trạng đẩy giá, thổi giá gây nhiễu loạn thị trường.

Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước và siết chặt chế tài đối với đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Theo luật nhà ở mới thi hành, trình tự phát triển nhà ở xã hội đã rút ngắn rất nhiều thủ tục hành chính, bao gồm 3 bước.