Giới thiệu tác phẩm 'Hoa ban' của nhạc sĩ Minh Quang | Tác giả - Tác phẩm | 07/05/2024

Nhạc sĩ Minh Quang không được nhiều người biết đến, thế nhưng những ca khúc ông viết như "Hoa sim biên giới", "Người lính tình nguyện và điệu múa Apsara", "Cây đàn ghita một dây", "Sông lô chiều cuối năm", "Hoa ban" lại là những bài hát nổi tiếng với sức sống bền bỉ đi cùng năm tháng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quê hương và thời thơ ấu luôn là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi người. Ai cũng có những kí ức về một thời tuổi thơ đáng nhớ. Kí ức tuổi thơ chính là những kỉ niệm khi chúng ta còn bé, chưa lo nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch. Kí ức tuổi thơ của mỗi người đều mang những bài học đầu đời, dấu ấn khó phai, và đi cùng ta suốt cuộc đời. Những ký ức ấy ùa về đã tạo nguồn cảm hứng cho nhà thơ Quốc Toản sáng tác bài thơ 'Hà Nội ký ức tuổi thơ', khi đọc được bài thơ này nhạc sĩ Đức Vượng đã sáng tác ca khúc cùng tên.

Hà Nội là nguồn cảm hứng chưa bao giờ vơi cạn trong nghệ thuật nói chung và trong âm nhạc nói riêng. Mỗi tác phẩm nghệ thuật ra đời là sự chắt chiu những cảm xúc, những tình yêu sâu sắc mà các tác giả dành cho Hà Nội. Trong đó, có sáng tác mới của nhạc sĩ Nhật Phương, lời thơ Vũ Thị Hương - ca khúc 'Hà Nội và em'.

Cầu Long Biên tại Hà Nội mới chỉ có hơn 100 năm nhưng sự quan trọng và tên của cầu Long Biên đã như một biểu tượng của Hà Nội như bao di tích lịch sử khác. Do đó, trong nhiều tác phẩm âm nhạc hay về Hà Nội cũng đã có hình ảnh của cầu Long Biên khi thì thơ mộng soi bóng dưới sông Hồng, lúc lại hiên ngang cùng Hà Nội để vượt qua gian khó. Đáng chú ý trong đó, có tác phẩm 'Hà Nội có cầu Long Biên' của nhạc sĩ Bá Môn.

'Mơ về Hà Nội' là một ca khúc viết về Thủ đô, với mục đích ban đầu được sáng tác riêng cho vở kịch 'Người Hà Nội' của Nhà hát kịch Quân đội. Không lâu sau đó, ca khúc đã vượt ra khỏi vở diễn, trở thành một ca khúc độc lập và đã được nhiều ca sĩ biểu diễn trên các sâu khấu lớn.

Nhạc sĩ Hoàng Bình sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, gắn bó với Hà Nội từ lâu nên tình yêu của ông dành cho Hà Nội cũng đến từ những điều bình dị nhất. Một lần qua làng Hoa Ngọc Hà, chứng kiến cụ ông Đỗ Sáng Luyện hơn 80 tuổi cần mẫn vớt rác 'không công', làm sạch Hồ Hữu Tiệp nơi chứa xác máy bay b52 bị bắn rơi năm 1972. Cảm động trước tấm lòng của ông Luyện, nhạc sĩ đã sang tác ca khúc 'Công cha nghĩa mẹ sinh thành'.

Chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ về câu chuyện như mơ của bé Thiện Nhân. Như một phép nhiệm màu, em đã được mẹ Trần Mai Anh cứu sống, thắp lên yêu thương và đưa em đến với một thế giới bình yên ấm áp, câu chuyện của em đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho biết bao loại hình nghệ thuật. Trong đó có tác phẩm 'Viên đá ngũ sắc' - vở nhạc kịch thuần Việt đặc sắc do NSƯT Cao Ngọc Ánh tổng đạo diễn, ra mắt khán giả vào đầu tháng 11 năm nay, dựa trên câu chuyện cổ tích có thật của 'Chú lính chì' Thiện Nhân.