Hà Nội sẵn sàng chủ động phương án phòng chống lũ

Cùng với bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn, các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng phương án phòng chống lũ.

Trong ít ngày qua, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa vừa, mưa to đến rất to. Mực nước nhiều tuyến sông đang lên nhanh làm gia tăng nguy cơ ngập lụt tại những vùng trũng, thấp và khu dân cư ven sông, nhất là sông Bùi, sông Tích.

Cục trưởng Cục Đê điều và Phòng, chống thiên tai Phạm Đức Luận cho biết, trước diễn biến mưa lớn, đơn vị đã tham mưu Bộ ban hành văn bản về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) và văn bản về việc tăng cường công tác tuần tra canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Hà Nội và các địa phương cần theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; từ đó thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Hà Nội sẵn sàng phương án phòng chống lũ
Các đơn vị bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Quyến đặc biệt lưu ý, do mưa lớn còn tiếp diễn, mực nước các sông dự kiến còn biến đổi nhanh và lên cao, chính vì vậy, các địa phương ven sông cần chủ động ứng phó với tinh thần cao nhất; tuyệt đối không chủ quan trước diễn biến mưa lũ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cũng đề nghị các địa phương tổ chức canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở, hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở. Cùng với bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn, các đơn vị bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều theo cấp báo động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024 vừa được Sở Công Thương khai mạc vào tối qua 13/9, tại Công viên Thống nhất Hà Nội.

Theo Viện Nghiên cứu kinh tế Ðức, gần 50% các công ty tại Đức đang thiếu nhân công, thậm chí phải thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh do không có đủ lao động.

Kể từ khi phát động, số tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tăng lên mỗi ngày. Không chỉ cập nhật thường xuyên số tiền tiếp nhận và phân bổ tới các vùng bị nạn, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương còn công bố bước đầu bản sao kê danh sách các tổ chức, cá nhân ủng hộ.

Sáng 14/9, tại vườn hoa Vạn Xuân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp với quận Ba Đình tổ chức Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Nhằm giúp người dân vùng ngập lụt giảm bớt thiệt hại về nông sản, hoa màu và gia súc, gia cầm, Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Gia Lâm đã tổ chức kêu gọi giải cứu nông sản, hỗ trợ người nông dân khắc phục ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Tính đến 17h ngày 13/9, tổng số tiền ủng hộ qua tài khoản của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương là 775,5 tỷ đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục công khai hơn 2.000 trang sao kê tài khoản ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lũ.