Hà Nội tu bổ bức phù điêu 'Bắt sống phi công Mỹ'
Cách đây gần 58 năm, ngày 26/10/1967 đã ghi dấu một sự kiện lịch sử: Một chiếc máy bay của không quân Mỹ đã bị tên lửa của bộ đội ta bắn rơi khi oanh tạc nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội). Phi công điều khiển chiếc máy bay này đã nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch và bị bắt sống. Để ghi nhớ sự kiện này, một bức phù điêu đã được dựng lên bên hồ.
Hơn nửa thế kỷ đã đi qua, dù khi ấy mới chỉ là cậu bé 9 tuổi nhưng ký ức ngày máy bay bị bắn rơi và phi công Mỹ John McCain bị bắt sống ở hồ Trúc Bạch vẫn in đậm trong tâm trí ông Lại Xuân Thọ (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Từng trải qua những năm tháng bom đạn giày xéo nên mỗi khi nhìn thấy bức phù điêu này ông lại càng thấm thía giá trị của hai chữ “hòa bình”.
"Mỗi lần đi qua chỗ tưởng niệm này gợi lại những kỷ niệm sống trong bom đạn. Sống trong hòa bình tôi mong rằng tất cả con người chúng ta luôn luôn tạo cho chúng ta một mối quan hệ trong hòa bình để đem lại niềm vui cho mọi người", ông Lại Xuân Thọ chia sẻ.
Người phi công bị bắt, sau này trở thành Thượng nghị sĩ của nước Mỹ. Thượng nghị sĩ John McCain đã dành ba thập kỷ để thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, đóng góp đặc biệt quan trọng cho quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước.
Nơi này đã trở thành điểm đến thăm của nhiều đoàn khách trong và ngoài nước, đặc biệt là các đoàn ngoại giao của chính phủ Mỹ.
Ông Russell Stout, một cựu chiến binh Mỹ chia sẻ: "Tôi nghĩ ông John McCain đã rất dũng cảm khi về lại Mỹ. Dù có nhiều Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ không cùng suy nghĩ với ông ấy nhưng ông không bỏ cuộc, vẫn tiếp tục thúc đẩy hai nước gắn bó với nhau. Tôi thật sự rất tự hào về ông McCain".
Tồn tại đã gần 6 thập niên, dù trải qua nhiều lần tu bổ, song bức phù điêu hiện đã bị xuống cấp. Vì vậy, quận Tây Hồ đã xây dựng dự án “Chỉnh trang, tu bổ, tôn tạo bức phù điêu “bắt sống phi công Mỹ” với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng.
Bà Bùi Thị Lan Phương, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, cho biết: "Chúng tôi đã tổ chức hội thảo tọa đàm xin ý kiến của các chuyên gia, những người đầu tiên đã thiết kế bức phù điêu, chúng tôi đã trình HĐND tu bổ, tôn tạo bức phù điêu này trong quý IV 2025, sẽ là một trong những công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp, hướng tới 30 năm thành lập quận Tây Hồ".
Theo thiết kế, bức phù điêu dự kiến sau khi tôn tạo sẽ vẫn giữ nguyên thiết kế ban đầu, lùi về phía lan can hồ, tăng thêm kích thước nhưng không quá 1,5 lần, màu sắc giữ nguyên, được làm bằng đá nguyên khối. Không gian xung quanh sẽ được bố trí lại cây xanh, hệ thống chiếu sáng.
Không chỉ có bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình và hữu nghị, Hà Nội còn là địa phương giàu có nhất cả nước về di sản văn hóa. Việc cải tạo, tu bổ và biến các di sản, di tích tại các khu phố cổ trở thành điểm du lịch đang là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Thông qua lăng kính nghệ thuật, đặc biệt là hội họa, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được thổi hồn và tái hiện sống động, với những góc nhìn mới mẻ, đầy màu sắc.
Sống ở Thủ đô, gần như ai cũng đã từng đi qua và biết đến Bưu điện Hà Nội, hay còn gọi là Bưu điện Bờ Hồ và chiếc đồng hồ khổng lồ trên nóc tòa nhà ấy. Ngay từ khi chính thức đổ tiếng chuông đầu tiên, nó đã trở thành một phần trong cuộc sống, mang lại nhiều kỷ niệm, ký ức đẹp đẽ cho nhiều thế hệ người Hà Nội.
Lần đầu tiên có một công trường khai quật rộng với hơn 6.000 m² tại một ngôi làng cổ có niên đại khoảng 3.500 năm và cũng là lần đầu tiên phát hiện ra khu mộ tiền Đông Sơn.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phygital Labs và Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan.
Đền Bạch Mã xưa thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, là cửa sông Tô Lịch thông với sông Hồng, còn nay là số nhà 76 - 78 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
0