Hai biến thể mới của COVID-19 đáng lo ngại thế nào?

Các ca nhiễm Covid 19 và phải nhập viện đang tăng lên ở 45 quốc gia bởi sự xuất hiện của hai biến thể mới có khả năng lẩn trốn hệ miễn dịch cao hơn các biến thể trước. Từ ngày 17 đến ngày 2/7/2023, tỷ lệ lưu hành toàn cầu của EG.5 và EG5.1 - tên gọi của hai biến thể mới này là 17,4%. Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, biến thể EG.5 được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 17/2/2023. WHO phân loại là "biến thể đáng quan tâm", và là biến thể phụ, EG5.1 "Eris", đại diện cho 88% các trình tự có sẵn.

EG.5 là biến thể COVID-19 đang chiếm chủ đạo ở Mỹ. Biến thể EG.5 chiếm 17% số ca mắc mới ở Mỹ, vượt qua cả biến thể quen thuộc XBB.1.16 (chiếm 16%). Đây là số liệu ước tính do Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đưa ra. Ở Pháp, tỷ lệ của EG5 là 1,6%.

Theo GS.TS. David Ho - chuyên khoa vi sinh học và miễn dịch học, Đại học Columbia, Mỹ, cả hai biến thể EG.5 và EG.5.1 có khả năng chống lại các kháng thể trung hòa trong huyết thanh của người nhiễm COVID-19 cao hơn một chút.

Tiêm vắc xin phòng ngừa là một trong những biện pháp cần thực hiện

Về mặt lâm sàng, hai biến thể mới này dường như không gây ra các triệu chứng COVID-19 khác biệt hoặc nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó.

WHO đánh giá rủi ro sức khỏe toàn cầu ở mức thấp với biến thể Eris: “Cho đến nay, không có thay đổi nào về mức độ nghiêm trọng của bệnh được báo cáo. Nếu sự gia tăng đồng thời số ca nhập viện và tỷ lệ biến thể Eris được quan sát thấy ở Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, thì không có mối liên hệ nào được thiết lập. Nhưng xét về mức độ lây lan , sự gia tăng tỷ lệ mắc biến thể Eris là chủ yếu. Các triệu chứng vẫn giống như các biến thể trước: sốt, ho, nhức đầu, đau nhức cơ thể..."

Phải làm gì khi bạn mắc COVID-19?

Về cơ bản, các triệu chứng khi mắc các biến thể này khá giống với triệu chứng khi mắc biến thể Omicron như chảy nước mũi, đau đầu, mệt mỏi, rát họng, thay đổi khứu giác...

Theo CDC, khi biết mình mắc COVID-19, bạn nên thực hiện theo những chỉ dẫn sau nhằm điều trị bệnh cũng như tránh lây bệnh cho người khác:

+ Tự cách ly ở nhà.

+ Mở cửa sổ thoáng khí, đảm bảo nhà cửa thông thoáng, lưu thông không khí tốt.

+ Đeo khẩu trang N-95 hoặc các khẩu trang chất lượng tốt khi ở gần người khác.

+ Tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 và cập nhật mũi tiêm bổ sung khi cần.

+ Theo dõi các triệu chứng COVID-19 và gọi điện xin tư vấn bác sĩ khi cần thiết.

+ Uống thuốc và tuân thủ các phương pháp điều trị COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Nghỉ ngơi và dùng thuốc điều trị theo triệu chứng, ví dụ như dùng thuốc hạ sốt khi bị sốt, thuốc giảm đau khi bị đau đầu,...

+ Rửa tay thường xuyên, giữ nhà cửa sạch sẽ, khử khuẩn đồ dùng, mặt bàn,... trong nhà.

WHO cho biết, biến thể EG.5 đã được phát hiện ở 45 quốc gia. Số ca mắc biến thể EG.5 đã tăng gần gấp đôi từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7.

Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Anh, Pháp, Singapore, Australia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đều đã báo cáo ít nhất 100 trường hợp giải trình tự gene phát hiện nhiễm EG.5.

WHO đánh giá mức độ rủi ro toàn cầu do biến thể mới EG.5 tương đối thấp, chỉ tương tự như hai biến thể lưu hành đang được quan tâm khác XBB.1.5 và XBB.1.16.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.