Hàn Quốc, Triều Tiên kỷ niệm 70 năm Hiệp định đình chiến
Tại Hàn Quốc, lễ kỷ niệm năm nay có sự tham gia của gần 3.000 người, trong đó có các cựu binh, thân nhân của họ cùng các phái đoàn chính phủ từ 22 quốc gia. Trung tâm điện ảnh Busan, địa điểm tổ chức, cũng là nơi quân đội Mỹ đặt chân tới lần đầu tiên khi đến Hàn Quốc tham chiến với tư cách là lực lượng thuộc Liên hợp quốc.
Theo hãng tin Yonhap, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã tham dự và có bài phát biểu tại buổi lễ. Trước buổi lễ, nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã tới thăm Nghĩa trang tưởng niệm Liên hợp quốc tại Busan. Tháp tùng ông có Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee và quan chức cấp cao từ các nước từng tham gia Chiến tranh Triều Tiên như New Zealand, Luxembourg, Australia và Pháp. Tổng thống Yoon Suk Yeol và phu nhân còn đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các lực lượng Liên hợp quốc. Theo Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, đây là lần đầu tiên một vị tổng thống đương nhiệm của nước này đến tri ân đài tưởng niệm được xây năm 1978 này nhằm tưởng nhớ các binh sĩ Liên hợp quốc thiệt mạng trong chiến tranh.
Theo hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA, tại Triều Tiên sự kiện bắt đầu diễn ra sau lễ khai mạc lúc 20h cùng ngày. Lễ duyệt bình diễn ra trên Quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng. Trọng tâm của lễ kỷ niệm là màn phô diễn sức mạnh quân sự và đoàn kết nội bộ.
Trước lễ kỷ niệm, phái đoàn Nga do Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã đến Bình Nhưỡng. Phái đoàn Trung Quốc do Ủy viên Bộ Chính trị Lý Hồng Trung dẫn đầu cũng sẽ tham dự lễ kỷ niệm.
Theo hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA, cuộc duyệt binh bao gồm các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-17 và Hwasong-18 mới nhất của Triều Tiên, được cho là có tầm bắn đến bất kỳ đâu trên lãnh thổ Mỹ.
Hiệp định đình chiến đã được ký kết ngày 27/7/1953 giữa Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC), quân đội Triều Tiên và các lực lượng vũ trang Trung Quốc, chấm dứt trên danh nghĩa cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. Theo hiệp định đình chiến này, vĩ tuyến 38 được ấn định là giới tuyến phân chia hai miền Nam - Bắc Triều Tiên với một khu phi quân sự được thiết lập.
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
0