Phần Lan - quốc gia hạnh phúc nhất thế giới tám năm liền
Xếp hạng quốc gia hạnh phúc nhất thế giới được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí như thu nhập bình quân, sức khỏe, phúc lợi xã hội và mức độ hài lòng với cuộc sống.
Tuy nhiên, báo cáo cũng phản ánh sự gia tăng lo lắng và căng thẳng toàn cầu, cho thấy những tác động từ bất ổn chính trị, kinh tế và xã hội.
Theo bảng xếp hạng, Phần Lan giữ vững vị trí số một với điểm trung bình 7,75, tiếp tục dẫn đầu cùng với các quốc gia Bắc Âu khác như Đan Mạch, Iceland và Thụy Điển.
Ngược lại, Afghanistan vẫn là quốc gia xếp cuối với số điểm 1,36, phản ánh những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế và an sinh xã hội.
Giáo sư Jan-Emmanuel De Neve, chuyên gia kinh tế tại Đại học Oxford, đồng thời là biên tập viên của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới nhấn mạnh rằng, mức độ hài lòng với cuộc sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng như GDP bình quân đầu người, phân bổ tài sản công bằng, hệ thống phúc lợi xã hội bền vững và tuổi thọ trung bình cao.
Giáo sư Jan-Emmanuel De Neve, Đại học Oxford cho biết: “Các quốc gia Bắc Âu không chỉ có nền kinh tế mạnh mà còn sở hữu hệ thống phúc lợi xã hội phát triển, giúp đảm bảo an toàn tâm lý cho người dân. Ngoài ra, thói quen sống lành mạnh, tuổi thọ cao và sự tin tưởng vào cộng đồng, chính phủ cũng tạo ra sự khác biệt rõ rệt so với nhiều quốc gia giàu có khác”.
Ngoài khu vực Bắc Âu, báo cáo năm nay cũng ghi nhận Costa Rica và Mexico là những quốc gia có mức độ hài lòng với cuộc sống cao, dù điều kiện kinh tế không quá vượt trội. Điều này cho thấy tầm quan trọng của sự sẻ chia và gắn kết cộng đồng, đặc biệt là mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội bền chặt.
Giáo sư Jan-Emmanuel De Neve, Đại học Oxford nhấn mạnh thêm: “Costa Rica và Mexico là những minh chứng rõ ràng cho thấy hạnh phúc không chỉ phụ thuộc vào thu nhập hay hệ thống phúc lợi mở rộng. Chính sự gắn kết cộng đồng và đời sống gia đình vững chắc đã tạo ra một môi trường sống tích cực và ổn định hơn”.
Bên cạnh những tín hiệu tích cực, báo cáo cũng chỉ ra sự gia tăng đáng kể của các cảm xúc tiêu cực như lo âu, căng thẳng và áp lực trong cuộc sống trên phạm vi toàn cầu.
Giáo sư Jan-Emmanuel De Neve, Đại học Oxford cho biết: “Những biến động chính trị, kinh tế đang ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của con người. Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng mạnh mẽ của cảm giác lo lắng và căng thẳng, một xu hướng đáng quan ngại trong xã hội hiện nay”.
Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025 khẳng định rằng, dù thu nhập là yếu tố quan trọng, nhưng sự ổn định xã hội, lòng tin vào cộng đồng và giá trị văn hóa gia đình vẫn đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng hạnh phúc bền vững.
Các quốc gia Bắc Âu tiếp tục chứng minh rằng hệ thống phúc lợi toàn diện có thể nâng cao chất lượng sống, trong khi những nước như Costa Rica và Mexico cho thấy sự gắn kết cộng đồng cũng có thể mang lại cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa.


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
0