Hàng không đối phó với những thay đổi hậu đại dịch
Số liệu công nghiệp cho thấy các khách hàng là doanh nhân đang có những chuyến công tác dài ngày hơn so với thời điểm trước đại dịch COVID-19, do đó các hãng hàng không phải điều chỉnh kế hoạch bay.
Những quan ngại về vấn đề môi trường, giá vé tăng, số chuyến bay bị hủy tăng trong bối cảnh thiếu nhân viên và sự bùng nổ của các hội nghị/cuộc họp trực tuyến đều đang thúc đẩy các doanh nhân giảm lựa chọn đối với chuyến công tác trong một ngày, vốn được xem là tiêu chuẩn của ngành.
Công ty du lịch CWT cho biết trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ các chuyến đi nội địa trong một ngày đã giảm hơn 25% so với mức của năm 2019 giữa bối cảnh các cuộc họp trực tuyến ngày càng phổ biến.
Chẳng hạn như, các hãng hàng không của Mỹ đang bổ sung thêm nhiều chuyến bay vào giữa tuần khi khách hàng thực hiện nhiều chuyến công tác kết hợp với nghỉ dưỡng/giải trí nhiều hơn, nhờ sự linh hoạt của việc làm việc từ xa mang lại.
Người đứng đầu bộ phận kinh doanh khu vực châu Á-Thái Bình Dương của CWT, Akshay Kapoor cho hay đối với công ty du lịch, sự thay đổi này là yếu tố dài hạn cho cả hãng hàng không và khách sạn.
Theo ông, xu hướng chuyển từ các chuyến đi một ngày sang chuyến đi dài ngày sẽ kéo dài trong bối cảnh các khách hãng ngày càng nhận thức rõ hơn về vấn đề môi trường và tài chính. Điều này cũng mang lại lợi ích cho các khách sạn khi số ngày lưu trú của khách hàng dài hơn.
Theo Flight Centre Travel Group Ltd, tại thời điểm giá vé tăng mạnh, thời gian trung bình cho một chuyến công tác trong nước tại Australia đã tăng lên gần bốn ngày trong quý III/2022, tăng so với con số 3 ngày trong năm 2019.
Hãng hàng không Qantas Airways Ltd và Virgin Australia cho hay giá vé cao hơn đã bù đắp phần nào tác động từ doanh thu giảm do các chuyến đi công tác ít hơn và sự thay đổi về loại hình du lịch trong lịch trình bay của các hãng hàng không đang ngày trở nên rõ ràng hơn./.
TP-150 là loại máy bay huấn luyện sơ cấp và tuần tra, dùng cho huấn luyện phi công quân sự và có thể áp dụng trong hàng không dân dụng. TP-150 được thiết kế bởi các kỹ sư của hãng Flying Legend Italy.
Hãng xe điện của Malaysia – Proton vừa cho ra mắt chiếc xe thuần điện eMas 7. Xe có giá từ 628 – 706 triệu đồng tùy phiên bản.
Năm 2024 là năm người mua ô tô Việt Nam có thêm nhiều lựa chọn về giá khi nhiều mẫu xe giá chưa đến 500 triệu đồng ra mắt.
Hãng xe sang của Đức - Audi vừa cho ra mắt mẫu A6 2025 tại thị trường Việt Nam. A6 phiên bản mới này chỉ bán ra một cấu hình S line 40 TFSI, giá hơn 2 tỷ đồng.
AS700 là tàu bay dân dụng dạng khí cầu có người lái do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), nhà sản xuất máy bay hàng đầu của nước này, phát triển.
Lamborghini - thương hiệu xe hơi thể thao hạng sang của Ý, vừa thông báo hoãn ra mắt mẫu xe điện đầu tiên đến năm 2029.
0