Hàng Việt chiếm ưu thế trên kênh phân phối hiện đại | Hà Nội tin mỗi chiều

Online Friday 2024 – Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam sẽ diễn ra từ 25/11 đến hết ngày 1/12/2024. Với thông điệp "Tự hào hàng Việt Nam", Online Friday năm nay có điều gì hấp dẫn? Cơ hội nào cho hàng Việt trên các kênh phân phối hiện đại?

Online Friday 2024 có thể xem là nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.

Nói về điểm nhấn của Online Friday năm nay đó chính là không gian trải nghiệm hàng Việt Nam, nổi bật bên cạnh sự tham gia của các thương hiệu nhập khẩu, chính hãng. Tất nhiên, đa phần sản phẩm trong chương trình này là sản phẩm Việt Nam chất lượng cao với ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn từ nhãn hàng cũng như từ các sàn thương mại điện tử. Những tên tuổi đồng hành cùng tuần lễ thương mại điện tử quốc gia năm nay phải kể đến: Viettelpost, Grap, Shopee, Lazada, TikTok Shop, Sendo Farm, KIDO.

Với người tiêu dùng, thì đây là cơ hội để chọn cho mình và gia đình những sản phẩm cho dịp cuối năm với đa dạng lựa chọn và ưu đãi. Còn với chính các doanh nghiệp trong nước thì đây là cơ hội để chứng minh, họ chinh phục người tiêu dùng trong nước thế nào, vươn tầm thương hiệu ra thị trường thế giới ra sao.

Online Friday là cơ hội để các sản phẩm Việt ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy thói quen sử dụng hàng Việt, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành hàng Việt chất lượng sánh bước cùng các sản phẩm trên thế giới.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), một trong những mục tiêu quan trọng nhất của sự kiện năm nay là xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa công nghệ và người tiêu dùng, mang đến cơ hội mua sắm lý tưởng cho người tiêu dùng và tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.

Thời gian qua, từ cốm, từ bánh bò truyền thống, bánh chưng hay tới các sản phẩm làng nghề của Thủ đô, các hộ kinh doanh đã tận dụng khá tốt nền tảng số để phát triển thị trường. Đội ngũ những người bán hàng qua các nền tảng này khá đa dạng kể cả một cô gái ở vùng cao Tây Bắc, người thợ làng lụa Vạn Phúc cho tới những doanh nghiệp lớn với cuộc livestream tiền tỷ của các KOL cho thấy người Việt thực ra chưa bao giờ quên hàng Việt và người Việt tham gia vào cuộc đua bán hàng trực tuyến cũng rất sôi động.

Còn người tiêu dùng, họ sẵn sàng chờ xem phiên livestream để mua sản phẩm với giá tốt. Ngoài ra, thói quen tiêu dùng của công chúng cũng thay đổi rõ nét khi từ những thứ dễ mua nhất như rau, củ, thịt cá cho tới những sản phẩm giá trị lớn như điện thoại, tivi, máy tính giờ chỉ cần một cú click chuột thì người tiêu dùng đã có trong tay sản phẩm. Nhưng cái khó mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải vẫn là việc phát triển thương hiệu làm sao để tạo ra chỗ đứng trên các nền tảng mua sắm online. 

Cách đây không lâu, Temu vừa tràn vào, người tiêu dùng đã rầm rộ chia sẻ những đơn hàng từ các thương hiệu ngoại, chất lượng thì không biết thế nào nhưng cũng là hồi chuông cảnh báo rõ, đây là mảnh đất màu mỡ và thực sự lắm cạnh tranh. Nhưng động thái thắt chặt quản lý từ Bộ Công Thương cùng sự vào cuộc của dư luận đã khiến, cơn sốt này chỉ là “thoáng qua” ở Việt Nam.

Trong khi đó, nhìn lại thị trường thương mại điện tử của chúng ta: từ các doanh nghiệp nhỏ cho tới lớn, từ các nền tảng ngoại đến trong nước, hàng Việt đã lên kệ nhiều hơn. Lượt mua cũng tăng đáng kể. Điều này cho thấy, ở một phạm vi nào đó, người tiêu dùng đang dần chuộng hàng Việt hơn và hàng Việt đang dần có chỗ đứng trên các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên để đưa thương hiệu Việt của chúng ta bền vững, ấy lại là cả một sự quyết tâm mà chính những người tiêu dùng có thể chung tay đóng góp.

Ở góc độ vĩ mô, việc xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam là câu chuyện về phát triển bền vững, tạo bệ phóng giúp các doanh nghiệp vững vàng ở cả thị trường nội địa và quốc tế. Thực tế, bên cạnh các chính sách của Nhà nước, chiến lược quản trị doanh nghiệp về bền vững, thương hiệu dẫn dắt bền vững đóng một vai trò quan trọng. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, thương hiệu đã và luôn có sức mạnh mềm, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của công chúng, định hình hành vi tiêu dùng, thúc đẩy ý thức trách nhiệm cộng đồng, hướng tới những thay đổi quan trọng trên thế giới. Với những đầu tư lớn vào các đổi mới sáng tạo về sản phẩm dịch vụ, đi kèm với các chiến dịch quảng bá rộng khắp, các thương hiệu đã thay đổi hành vi tiêu dùng và tạo ra những xu hướng sống mới.

Với xu hướng tương lai “phát triển bền vững”, sức mạnh của thương hiệu có thể tạo ra tác động mãnh liệt hơn khi thương hiệu có thể dẫn dắt thay đổi thói quen, hành vi người tiêu dùng hướng đến lối sống và tiêu dùng bền vững. Chỉ khi có sự chuyển đổi hành vi tiêu dùng sâu và rộng, trọng tâm chiến lược “phát triển bền vững” mới được hiện thực hoá và việc chuyển đổi mới có tác động kinh tế cả theo chiều rộng và chiều sâu.

Online Friday 2024 không chỉ là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm mà còn là minh chứng cho bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử. Đáng chú ý trong tuần lễ năm nay, sẽ có 10 gian hàng livestream tự hào hàng Việt. Hoạt động này được các chuyên gia cho rằng, đây thực sự là bước nhảy vọt, mở ra những cánh cửa mới để hàng Việt tiếp cận thị trường quốc tế. 

Mong rằng thông qua các hoạt động trải nghiệm và tương tác sáng tạo, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới chinh phục mọi thị trường, khẳng định chất lượng và vị thế của sản phẩm Việt trên trường quốc tế. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nét đẹp văn minh đô thị ở một khu dân cư; Chiều hoàng hôn trên Hồ Đầm Hồng; Ô nhiễm và lãng phí từ dự án chậm tiến độ ...là những nội dung chính trong bản tin hôm nay.

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết, nhiều ngân hàng và công ty tài chính đẩy mạnh cho vay tiêu dùng; Hàn Quốc tổ chức vòng đàm phán cuối cùng của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về ô nhiễm nhựa... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria; 150 sản phẩm người tiêu dùng yêu thích năm 2024; Kết thúc ngày thi cuối cùng vòng sơ khảo 2 cuộc thi Tiếng hát Hà Nội; Mỹ nỗ lực thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn tại Lebanon;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.

Cần mẫn, say nghề, nghệ nhân Hà Thị Vinh không nghĩ rằng mình lại đóng vai trò chuyển giao thế hệ, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ để tiếp tục giữ lửa cho hàng nghìn lò nung được cháy mãi tại Bát Tràng, biến nó từ các vật dụng hàng ngày trở thành những tác phẩm nghệ thuật để đời, vươn xa ra thế giới.

Những ngôi trường lâu đời của Hà Nội nên được coi như những di sản sống bởi cả phần vật thể kiến trúc và cả truyền thống lịch sử. Không chỉ học sinh, giáo viên của các trường đó tự hào về trường mình mà người Hà Nội nói chung cũng tự hào về những ngôi trường mang dấu ấn lịch sử đang góp phần vào vẻ đẹp của một thủ đô vừa hiện đại vừa cổ kính.

Thí sinh làm khó ban giám khảo ‘Tiếng hát hà nội 2024’; Lễ hội văn hóa lạc đà 2024 tại Nội Mông, Trung Quốc... là những nội dung chính sẽ có trong Chương trình Hà Nội 18h00 hôm nay.